Kinh doanh lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ chỗ ở cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Các loại hình kinh doanh lưu trú bao gồm:

Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

- Luật Thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014, 2016);

- Luật Thuế TNDN 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014);

- Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014).

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp mà Quý độc giả cần nắm để điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

HTX VT BẠN HỮU ĐƯỜNG XA ( www.banhuuduongxa.com) chia sẻ về Cá nhân kinh doanh vận tải phải đóng các loại thuế nào?

Hợp tác xã kinh doanh vận tải có thành viên (chủ xe) góp vốn bằng xe (xe không chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã mà ký kết Hợp đồng dịch vụ với Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012) và hàng năm đóng 1 khoản phí để hợp tác xã thực hiện hoạt động hỗ trợ dịch vụ cho xã viên và trang trải chi phí hoạt động của bộ máy hợp tác xã để thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải: cấp phù hiệu, quản lý, điều hành báo cáo phương tiện, lái xe cho  Sở giao thông, giám sát an toàn giao thông qua định vị, báo cáo chuyến đi ,tổng kết tháng , tổng kết năm và thông báo và thực hiện các văn bản khẩn và văn bản (mới) của Bộ, Sở giao thông.

– Cá nhân không được trừ chi phí (xăng, bảo dưỡng xe, sửa chữa xe, …) khi tính Doanh thu tính thuế.

– Cá nhân không được tính giảm trừ gia cảnh vì doanh thu này không phải thu nhập tiền lương, tiền công.

Câu hỏi của chủ xe: Hợp tác xã thay mặt xã viên ký kết hợp đồng vận chuyển, thực hiện xuất hoá đơn trên toàn bộ giá trị hợp đồng và chi trả lại cho xã viên tiền công vận chuyển. Vậy Hợp tác xã có cần ký thêm hợp đồng thuê xe của xã viên hay không? Thu nhập đó của xã viên có phải nộp thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân hay không? và mức thuế phải đóng là bao nhiêu?

Trả lời của HTX:Khi cá nhân (chủ phương tiện) đưa phương tiện (xe ô tô) vào hợp tác xã để hoạt động kinh doanh, nhưng tài sản không được chuyển quyền đăng ký sở hữu mang tên hợp tác xã, thì cá nhân phải trực tiếp đăng ký thuế, kê khai, nộp Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân (doanh thu hoạt động vận tải), Thuế Môn bài với cơ quan Thuế nơi kinh doanh theo phương pháp trực tiếp; được sử dụng hóa đơn bán hàng mua tại cơ quan Thuế để giao cho khách hàng.

Hai bên chỉ cần ký kết hợp đồng kinh tế giữa hợp tác xã với thành viên hợp tác xã để cung cấp, tư vấn các dịch vụ, hỗ trợ các thủ tục hành chính về kinh doanh vận tải để các thành viên hợp tác thuận lợi kinh doanh, khai thác vận tải. Thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ, hỗ trợ hàng năm hợp Tác xã có thu một khoản tiền, thì khoản thu được xác định là doanh thu cung cấp dịch vụ, hợp tác xã phải sử dùng hóa đơn mua từ cơ quan thuế cấp để giao cho thành viên hợp tác xã và có trách nhiệm kê khai nộp thuế GTGT tính theo tỷ lệ 5% nhân với doanh thu được quy định tại Điểm b Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; Kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ 5% trên doanh thu cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.

Vì  kinh doanh vận tải nên bạn sẽ phải nộp thuế khoán (nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng / năm) cho ngành nghề “Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa” với tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.

Nếu mức doanh thu của bạn nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm thì bạn chỉ nộp thuế môn bài

Từ ngày 1/1/2017 thì mức thuế môn bài được tính trên mức mới theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP gồm 3 mức sau:

Lưu ý: Cá nhân mới thành lập lập được cấp đăng ký thuế trước 06 tháng đầu năm thì mức lệ phí đóng cả năm; trong 06 tháng cuối năm mức đóng lệ phí là 50% mức lệ phí cả năm.

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài. Cụ thể: Điều 3. Miễn lệ phí môn bàiCác trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTTT)

Thuế GTTT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Công ty vận tải Becar thực hiện nghĩa vụ thuế đối với xe công nghệ

1. Thời gian áp dụng: bắt đầu từ ngày 01/04/2020 đến hết 31/12/2020 hoặc khi có thông báo mới.

2. Địa bàn áp dụng: tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi beGroup có cung cấp dịch vụ vận tải. 3. Đối tượng áp dụng: tất cả lái xe ô tô dưới 09 (chín) chỗ ngồi và lái xe xe mô tô, xe gắn máy có tham gia hợp tác kinh doanh với beGroup để cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, giao nhận hàng hóa kết nối qua ứng dụng be. 4. Nội dung chương trình: 4.1 Nội dung hợp tác kinh doanh: Lái xe và beGroup cùng nhau hợp tác kinh doanh cung cấp dịch vụ vận tải bằng xe ô tô dưới 09 (chín) chỗ ngồi và xe mô tô, xe gắn máy trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải theo Hợp đồng điện tử thông qua ứng dụng be (beBike, beCar, beDelivery, beExpress, …) theo quy định của pháp luật hiện hành. 4.2 Tỉ lệ phân chia kết quả hợp tác kinh doanh theo hợp đồng HTKD:

a) Đối với hợp tác kinh doanh vận tải bằng xe ô tô dưới 09 (chín) chỗ ngồi

– Lái xe được phân chia 75% của Doanh thu dịch vụ vận tải (cước vận tải) đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thực tế của từng chuyến xe.

– beGroup được phân chia 25% của Doanh thu dịch vụ vận tải (cước vận tải) đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thực tế của từng chuyến xe.

– Tỉ lệ phân chia kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp/HTX vận tải mà Phương tiện mang phù hiệu của đơn vị sẽ được beGroup quyết định căn cứ vào phạm vi trách nhiệm hợp tác theo hợp đồng HTKD ký kết.

– Đối với Phí sử dụng ứng dụng, beGroup được quyền thu Phí sử dụng Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (ứng dụng be) đối với Khách hàng mà không phải phân chia cho Lái xe.

b) Đối với hợp tác kinh doanh vận tải bằng xe mô tô, xe gắn máy

– Lái xe được phân chia Kết quả kinh doanh bằng 75% của Doanh thu dịch vụ vận tải (cước vận tải) đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thực tế của từng chuyến xe. – beGroup được phân chia 25% của Doanh thu dịch vụ vận tải đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thực tế hiển thị trên ứng dụng be của từng chuyến xe thành công, hợp lệ.

– Đối với Phí sử dụng ứng dụng, beGroup được quyền thu Phí sử dụng Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (ứng dụng be) đối với Khách hàng mà không phải phân chia cho Lái xe. 4.3 Xuất hóa đơn dịch vụ vận tải và khuyến mại cho Khách hàng:

– beGroup có trách nhiệm lập hóa đơn tài chính cho Khách hàng khi có yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật đối với Doanh thu dịch vụ vận tải (Kết quả kinh doanh) được phân chia của beGroup theo hợp đồng HTKD đã ký kết.

– DN/HHT Vận tải, Lái xe ủy nhiệm cho beGroup lập hóa đơn tài chính cho Khách hàng khi có yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật đối với Doanh thu dịch vụ vận tải (Kết quả kinh doanh) được phân chia của Lái xe theo hợp đồng HTKD đã ký kết.

– Số tiền khuyến mại cho Khách hàng sẽ được tính và ghi nhận trên hóa đơn tài chính được beGroup cung cấp cho Khách hàng như sau: beGroup đại diện theo ủy quyền của Lái xe /DN/HTX Vận tải thực hiện chương trình chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có) cho Khách hàng. Theo đó, số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá được thể hiện trên hóa đơn tài chính theo tỷ lệ 25:75 tương ứng đối với phần doanh thu được phân chia của beGroup và phần doanh thu được phân chia của Lái xe//DN/HTX Vận tải. 4.4 Các khoản nghĩa vụ tài chính, thuế của Lái xe: – Các Lái xe có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng (gọi tắt là: “Doanh thu tính thuế”) thì phải khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. – Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh ngành nghề vận tải theo quy định hiện hành như sau: (i) Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3% tính trên doanh thu được phân chia cho Lái xe theo hợp đồng HTKD. (ii) Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5% tính trên doanh thu được phân chia cho Lái xe theo hợp đồng HTKD. (iii) Đối với các khoản tiền thưởng khuyến khích theo doanh thu thì không tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân là 1% tính trên tiền thưởng nhận được. (iv) Đối với các khoản tiền thưởng chất lượng, hỗ trợ khác nếu có mức từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì thuế thu nhập cá nhân là 10% tính trên tiền thưởng/tiền hỗ trợ. – Lái xe ủy nhiệm vô điều kiện, không hủy ngang cho beGroup khai thuế và nộp thuế thay cho Lái xe đối với Kết quả kinh doanh được phân chia của Lái xe theo hợp đồng HTKD; các khoản khuyến khích, hỗ trợ, thưởng kinh doanh khác (nếu có) Lái xe nhận được trong quá trình hợp tác kinh doanh với beGroup (gọi chung là: “Nghĩa Vụ Tài Chính’’). – Lái xe ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho beGroup thay mặt và nhân danh Lái xe để làm việc với cơ quan thuế về việc tiến hành các thủ tục lập tờ khai, trích, nộp thuế, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác của Lái xe phải nộp phát sinh từ hợp đồng HTKD. – beGroup có quyền và nghĩa vụ tạm trích và giữ lại để nộp thay cho Lái xe về các Nghĩa Vụ Tài Chính đối với Kết quả kinh doanh được phân chia của Lái xe theo hợp đồng HTKD của mỗi chuyến xe hoàn thành qua ứng dụng be và các Nghĩa Vụ Tài Chính tính trên các khoản thưởng, khuyến khích, hỗ trợ khác của Lái xe nhận được trong quá trình hợp tác kinh doanh với beGroup. – Đến hết năm tài chính 2020 (Tính từ ngày 01/01/2020 đến hết 31/12/2020), nếu doanh thu được phân chia cho Lái xe theo hợp đồng HTKD lũy kế chưa đạt mức Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành thì beGroup sẽ hoàn trả cho Lái xe số tiền thuế tạm trích và giữ lại theo quy định của pháp luật. – Trong năm tài chính 2020, (Tính từ ngày 01/01/2020 đến hết 31/12/2020), nếu doanh thu được phân chia cho Lái xe theo hợp đồng HTKD lũy kế đạt mức Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành thì beGroup có trách nhiệm khai thuế và nộp thay thuế kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành. – Khi quy định của pháp luật thay đổi về nghĩa vụ tài chính, mức thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước thì beGroup có quyền trích giữ lại, thay đổi tỷ lệ trích cho phù hợp mà không cần phải có sự chấp thuận của Lái xe nhưng sẽ thông báo kịp thời cho Lái xe biết trước khi thực hiện. 4.5 Đăng ký và cung cấp mã số thuế cá nhân

Lái xe khi tham gia hợp tác kinh doanh với beGroup có trách nhiệm tự mình thực hiện thủ tục đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. beGroup có quyền, nhưng không có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký mã số thuế cá nhân thay cho Lái xe. 5. Điều kiện tham gia và tiếp tục hợp tác – Đối với Lái xe đã giao kết hợp đồng HTKD trước ngày 01/04/2020 thì beGroup sẽ gửi thông báo cho từng Lái xe thông qua Email, ứng dụng be về chương trình này. Khi lái xe phản hồi chấp thuận thì chương trình này có giá trị pháp lý áp dụng đối với cả Hai Bên, trở thành nội dung không tách rời của hợp đồng HTKD đã giao kết giữa Hai Bên. Nếu Lái xe không phản hồi thông báo và vẫn tiếp tục tham gia kinh doanh thì chương trình này mặc nhiên có giá trị pháp lý áp dụng đối với cả Hai Bên. – Đối với các Lái xe tham gia hợp tác kinh doanh với beGroup kể từ ngày 01/04/2020 thì Hai Bên sẽ sử dụng Mẫu hợp đồng HTKD được beGroup ban hành. Hai Bên sẽ giao kết Hợp đồng điện tử theo quy định hiện hành có giá trị pháp lý như ký kết bằng văn bản. 6. Hiệu lực áp dụng: – Trong trường hợp có sự khác nhau giữa chương trình hợp tác kinh doanh hiện hành và Thông báo này thì nội dung của Thông báo này sẽ được áp dụng. – Những nội dung khác không quy định tại Thông báo này thì thực hiện theo chương trình hợp tác kinh doanh hiện hành và theo hợp đồng HTKD đã giao kết giữa Lái xe và beGroup. – Các điều khoản, điều kiện khác của Chương trình hiện hành không bị sửa đổi, bổ sung vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành với các Lái xe và beGroup. – beGroup bảo lưu quyền sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hiệu lực áp dụng chương trình hợp tác kinh doanh theo Thông báo này và công bố qua ứng dụng be, website của beGroup.

Kiểm chứng về việc xuất hóa đơn của mô hình hợp tác kinh doanh lĩnh vực vận tải công nghệ

Để kiểm chứng về việc xuất hóa đơn của mô hình hợp tác kinh doanh vận tải công nghệ này, Thuế Việt đã trực tiếp trải nghiệm sử dụng ứng dụng Be – là một trong các hãng vận tải công nghệ bên cạnh Grab, Gojek….

Trên hóa đơn Be – Doanh nghiệp có trách nhiệm xuất hóa đơn trên toàn bộ doanh thu vận tải đã xuất cho Thuế Việt (khách hàng) đều đã ghi rõ ràng, đầy đủ sự phân chia lợi nhuận, phương pháp kê khai thuế, thuế suất. Cụ thể:

– Be hưởng 25% doanh thu, kê khai theo phương pháp khấu trừ 10%;

– Tài xế hưởng 75% doanh thu, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 3% trên doanh thu được hưởng.

Trong hóa đơn cũng nếu rõ phí sử dụng ứng dụng công nghệ và phí bảo hiểm đảm bảo cho chuyến đi.

Có thể thấy rằng, các hóa đơn xuất cho khách hàng của mô hình kinh doanh vận tải công nghệ nếu được làm rõ ràng như vậy, vừa thể hiện đúng bản chất của các quy định thuế, vừa đúng trách nhiệm của từng bên trong mô hình hợp tác kinh doanh thì chắc chắn sẽ không để xảy ra những tranh cãi về chính sách thuế của Nhà nước và sự công bằng với tài xế lái xe như Grab thời gian qua.