Liệt Sĩ Hoàng Kim Giao
%PDF-1.3 %âãÏÓ 42 0 obj << /Linearized 1 /L 169425 /H [ 890 776 ] /O 44 /E 29101 /N 5 /T 168461 >> endobj xref 42 23 0000000017 00000 n 0000000788 00000 n 0000001666 00000 n 0000001965 00000 n 0000007804 00000 n 0000007949 00000 n 0000008386 00000 n 0000008539 00000 n 0000008621 00000 n 0000008894 00000 n 0000012538 00000 n 0000012684 00000 n 0000013249 00000 n 0000013403 00000 n 0000013485 00000 n 0000013759 00000 n 0000019200 00000 n 0000019343 00000 n 0000020554 00000 n 0000020705 00000 n 0000020787 00000 n 0000021058 00000 n 0000000890 00000 n trailer << /Size 65 /Root 43 0 R /Info 41 0 R /Prev 168449 /ID [<28bf4e5e4e758a4164004e56fffa0108><28bf4e5e4e758a4164004e56fffa0108>] >> startxref 0 %%EOF 43 0 obj << /Type /Catalog /Pages 40 0 R /Names << /Dests 28 0 R>> /Outlines 34 0 R >> endobj 64 0 obj << /P 0 /S 528 /Length 704 >> stream z k+ „R „( ‚Þ z $ $ $ $ ! " # $ % ! " # $ % ! " # $ % ! " # $ % Ï ƒ ‚Ø �Ž ~* yw + Ï ‘ µ ™ R <
Xin lỗi bạn về sự bất tiện này!
Nhà thơ Hoàng Minh Chính, quê ở xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, tác giả bài “Hương rừng” được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ thành bài hát “Đi học” nổi tiếng. Nhà thơ Hoàng Minh Chính hy sinh ngày 14-4-1971 trong một lần đi trinh sát...
Nhà thơ Hoàng Minh Chính, quê ở xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, tác giả bài “Hương rừng” được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ thành bài hát “Đi học” nổi tiếng. Nhà thơ Hoàng Minh Chính hy sinh ngày 14-4-1971 trong một lần đi trinh sát cùng với Tham mưu trưởng tiểu đoàn, Trần Văn Thấu (quê Nam Định) và Trung đội trưởng Trung đội Trinh sát Lê Văn Thiên thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 5. Trong khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực rừng cao su Bàu Ban ở huyện Sa Nun, tỉnh Kratie (Cam-pu-chia) thì bị pháo của địch bắn trúng đội hình. Hai đồng chí Thấu và Thiên hy sinh tại chỗ, còn Hoàng Minh Chính bị thương nặng sau đó cũng hy sinh tại sở chỉ huy tiểu đoàn bên bờ suối sông Măng. 3 đồng chí được an táng ở khu vực tiểu đoàn đóng quân.
Gia đình liệt sĩ Hoàng Minh Chính và CCB Lê Quốc Chính (nguyên Đại đội trưởng Đại đội 13, Tiểu đoàn 9) hiện ở số nhà 4, ngõ 383, đường Lê Thánh Tông, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) cùng hai đồng đội là Lê Tiến Thanh và Lê Thanh Hải, quê Thanh Hóa đã 3 lần trở lại đồi Bàu Ban tìm kiếm phần mộ các liệt sĩ, nhưng chưa có kết quả. Có đợt gia đình phối hợp với Đội quy tập mộ liệt sĩ K72 (Bộ CHQS Bình Phước) tổ chức tìm kiếm nhiều ngày, nhưng do không xác định chính xác vị trí nên việc tìm kiếm chưa có kết quả. Qua xác minh, gia đình được biết: Nếu liên hệ được với các đồng đội ở trung đội trinh sát và trung đội vận tải thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 5 (năm 1971) tham gia chiến đấu tại chiến trường Cam-pu-chia thì chắc chắn sẽ biết được vị trí an táng 3 liệt sĩ trên. Đặc biệt, đồng chí Lê Minh Châu, quê ở Nam Định, lúc ấy là trợ lý chính trị Tiểu đoàn 9 là người biết rất rõ nơi an táng 3 liệt sĩ trên.
Qua chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ”, gia đình liệt sĩ Hoàng Minh Chính mong muốn ai là đồng đội và biết nơi an táng 3 liệt sĩ trên, nhất là đồng chí Lê Minh Châu, xin liên lạc với anh Hoàng Quốc Vinh (em trai liệt sĩ Hoàng Minh Chính); điện thoại: 01648.781.549.
Chuyên mục “Thông tin về mộ liệt sĩ” - Báo Quân đội nhân dân, số 7, Phan Đình Phùng, Hà Nội. Điện thoại: 069.554119; 043.747.8610. Thư điện tử: [email protected].
Việc bổ sung, hoàn thiện danh sách liệt sĩ đang được các cơ quan, đơn vị quân đội tiến hành và từng bước đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử 'Ngành Chính sách Quân đội'. Theo tiến độ thực hiện đã có danh sách liệt sĩ của 03 đơn vị: Quân khu 7, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4. Trong quá trình này khó tránh khỏi những sai sót và chưa đầy đủ. Vì vậy mong bạn đọc hết sức thông cảm; trường hợp phát hiện có sai sót, xin đề nghị các tổ chức, cá nhân đính chính, gửi về Ban Biên tập.
Trần Huỳnh sinh năm 1928 tại thị trấn Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi. Ông thông minh, có bằng đíp-lôm (9/12) và thông thạo tiếng Phát, Nhật. Ông gia nhập Đoàn Thanh niên cứu quốc thị trấn Hòa Bình tháng 8/1945.
Trường THCS Trần Huỳnh nằm trên đường Trần Huỳnh (phường 7, TP. Bạc Liêu). Ảnh: N.Q
Đến đầu năm 1946, giặc Pháp tái chiếm Bạc Liêu. Thấy Trần Huỳnh là người có trình độ và năng lực, đặc biệt ông có điều kiện hợp pháp với địch, tổ chức phân công ông làm công tác quân báo cho Tỉnh đội tại địa bàn tỉnh lỵ Bạc Liêu. Giữa năm 1947, ông được điều trở về làm ủy viên Đoàn Thanh niên cứu quốc huyện Vĩnh Lợi. Đến tháng 3/1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi chuyển quân tập kết xong, Tỉnh ủy Bạc Liêu tiến hành sắp xếp lại cán bộ, đảng viên cho phù hợp với điều kiện đấu tranh cách mạng. Giữa tháng 8/1955, Trần Huỳnh được phân công làm Thị ủy viên, Bí thư Thị đoàn Bạc Liêu.
Ngày 18/11/1956, sau khi dự họp Thị xã ủy (họp tại ấp Bà Chăng, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), trên đường về đến khóm Trà Khứa (phường 8, thị xã Bạc Liêu), ông bị địch bắt. Chúng tra tấn Trần Huỳnh vô cùng dã man, nhưng ông vững giữ vững khí tiết người đảng viên cộng sản, không một lời khai, mà ngược lại ông luôn bình tĩnh vạch mặt tội ác bọn Mỹ - Diệm. Cuối cùng địch dùng bàn tay sắt đánh dập nát thân thể ông. Lúc ông hấp hối tại nơi điều tra, bọn địch bố trí đưa ông vô nhà thương lớn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày nay) để phi tang. Chúng lớn tiếng loan tin ông mắc bệnh nặng, đưa đến nhà thương điều trị. Hôm ấy là ngày 22/11/1956. Trưa hôm sau, ông trút hơi thở cuối cùng. Thời điểm này, vợ ông - bà Võ Minh Ngoạn mới sinh con gái tên Phương được 10 tháng tuổi.
Thi thể liệt sĩ Trần Huỳnh được người dân chôn cất tại khu nhị tì nhà thương. Đến đầu năm 1973, gia đình cải táng ông tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi. Sau ngày giải phóng, gia đình làm thủ tục đưa hài cốt liệt sĩ Trần Huỳnh vào yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Sự hy sinh của Trần Huỳnh là bài học, tấm gương sáng cho những người cộng sản đang trong tù cũng như người đang hoạt động ở bên ngoài noi theo. Ông đã làm cho bọn ác ôn ở Bạc Liêu phải kiêng nể người cộng sản.
Ngày nay, tại nội ô TP. Bạc Liêu có ngôi trường THCS, công viên văn hóa và con đường lớn mang tên Trần Huỳnh.