Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng điện Thành Đạt được thành lập từ tháng 03 năm 2001. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: tư vấn thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây dựng và bảo trì bảo dưỡng nhiều dự án điện năng, điện công nghiệp (đường dây, trạm biến áp; phần điện bên trong nhà máy) tại Việt Nam. Công ty luôn cố gắng thực hiện tốt hơn những gì mà khách hàng yêu cầu.

Kinh nghiệp khi thành lập công ty thiết kế xây dựng

Khởi nghiệp là hoạt động để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh và xây dựng mô hình hoạt động để đem lại doanh thu, lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cá nhân, doanh nghiệp đang nhắm đến. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra làm cho các doanh nghiệp băn khoăn, ví dụ như sau đây:

Thành lập công ty có tốn nhiều thời gian không ?

Mở công ty – thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có tốn nhiều chi phí không?

Nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở đâu? Thành lập lập doanh nghiệp ở đâu uy tín? Dịch vụ ở đâu vừa uy tín vừa tiết kiệm được chi phí trong thời gian đầu hoạt động ?

Tổng quan về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

Thiết kế xây dựng là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư năm 2020 về “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” (tại số thứ tự 106). Bên cạnh đó, tuỳ vào chức năng ngành nghề của công ty thiết kế xây dựng muốn thành lập là thiết kế quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình… để lựa chọn các điều kiện đáp ứng khác nhau của các cá quy định tại các điều khoản liên quan trong Luật Xây dựng năm 2014.

Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

6. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

Điều 150. Điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng

1. Có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.”

Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

Bên cạnh đó, điều kiện cụ thể hơn được quy định tại Điều 1, khoản 20 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.

c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

đ) Thi công xây dựng công trình.

e) Giám sát thi công xây dựng công trình.

h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).

3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này

4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.

Hiểu thêm về công tác đánh giá cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng

Căn cứ quy định tại Điều 89 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Điều 89. Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

3. Mỗi cá nhân thuộc tổ chức có thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, tham gia thực hiện các công việc khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứng theo quy định. Trường hợp tổ chức chỉ có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số lĩnh vực, loại hình, bộ môn thì việc đánh giá được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cá nhân yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực như sau:

c) Đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình:

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn kiến trúc, kết cấu công trình, cơ – điện công trình, cấp – thoát nước công trình của thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc; thiết kế kết cấu công trình, thiết kế cơ – điện công trình, thiết kế cấp – thoát nước công trình phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với nội dung thiết kế xây dựng của bộ môn đó.

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ cửa tổ chức.

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.

Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế kết cấu công trình phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;

Thiết kế xây dựng là một trong những ngành nghề đầu tư có điều kiện, vì vậy để thành lập công ty thiết kế xây dựng trước tiên cần thoả mãn hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, sau đó tiến hành xin cấp chứng chỉ năng lực từ cơ quan có thẩm quyền để đưa công ty vào hoạt động chính thức.

Giai đoạn 1: Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là giai đoạn trước tiên trong quá trình thành lập công ty thiết kế xây dựng nhằm để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về tên, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, thành viên góp vốn, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật,…. của công ty. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp.