Nón Lính Mỹ
Sẽ không còn quá xa lạ gì khi ngày nay có nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú trong phong cách bụi bặm với những chiếc balo quân đội.
Balo kiểu quân đội dành cho kẻ cá tính
Khi nhắc đến balo quân đội (hay còn được gọi là balo lính Mỹ) thì mọi người chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến sự mạnh mẽ và cá tính. Với xu hướng thiết kế mang phong cách military (thời trang quân đội) được giới trẻ ưa chuộng, mục đích mang đến vẻ ngoài bụi bặm, và thể hiện cá tính mạnh mẽ như quân đội cho người sử dụng.
Cá tính và bụi bặm với balo lính.
Ngày xưa, balo lính Mỹ chỉ được sử dụng trong quân đội phục vụ riêng cho mục đích quân sự, như mang vác vũ khí, ngụy trang, di chuyển linh hoạt trong địa hình phức tạp.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì thị trường luôn thay đổi liên tục đã xuất hiện rất nhiều balo kiểu quân đội để có thể đáp ứng đủ các yêu cầu thời trang và tính năng tiện dụng cho các bạn trẻ có phong cách bụi bặm, cá tính.
Điểm đặc biệt nhận dạng đó là họa tiết Military Mỹ (rằn rì) vô cùng cá tính, màu sắc tập trung chủ yếu ở các bảng màu thiên nhiên đất cát, tạo nên cảm giác bụi bặm, phóng khoáng cho người sử dụng.
Balo được thiết kế nhiều ngăn tiện dụng, lót trong êm ái, chất liệu vải trượt nước dày dặn dễ dàng thích nghi với các điều kiện thời tiết, bạn cũng có thể sử dụng nó như một chiếc balo laptop.
Sản xuất từ vải chống thấm cao cấp nên cũng dễ dàng tránh được tính trạng nấm mốc khi gặp ẩm ướt.
Balo lính Mỹ mang lại độ bền chắc cao.
Có rất nhiều người thắc mắc rằng Balo quân đội có chống được nước hay không?
Địa chỉ bán balo quân đội (balo lính) giá rẻ tại TPHCM?
Shop Vietnamoutdoor sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những bạn đang có ý định muốn mua balo quân đội.
Nếu quý khách không có điều kiện đến shop đều có thể mua online qua website: vietnamoutdoor.com hoặc inb đặt hàng trên fanpage: Backpack and Bag made in Vietnam.
Chúng tôi có dịch vụ ship hàng toàn quốc, với chính sách hậu mãi uy tín và chất lượng, khách hàng có thể an tâm đặt hàng ngay hôm nay!!
326 Võ Văn Kiệt, Q.1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0981.814.022 (Zalo/ Viber/ Line/ Wechat).
Facebook:Backpack and Bag made in Vietnam.
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số hội nhóm với tên gọi “yêu đồ lính” thu hút không ít thành viên. Tuy nhiên điều đáng nói là trang phục mà nhiều thành viên lựa chọn, cổ xúy lại là quần áo rằn ri của các sắc lính thuộc chế độ Việt Nam cộng hòa và lính Mỹ trước năm 1975. Tại những diễn đàn công khai, các thành viên thường xuyên khoe những bức ảnh cá nhân trong trang phục của quân lực Việt Nam cộng hòa, đồng thời bày tỏ sự tự hào, hãnh diện khi cho biết mình đang sở hữu những bộ quần áo và những món đồ độc, lạ vốn là vật dụng đã từng được sử dụng trong chiến tranh.
Để chứng tỏ sự chuyên nghiệp, và công phu cho một “thú chơi sành điệu”, những thành viên của “hội mê đồ lính Việt Nam cộng hòa” cho biết mình phải rất mất công mới săn lùng được những vật dụng “hiếm có khó tìm”, bất chấp mọi mức giá, thậm chí là đồ liên quan tới những cá nhân có “thành tích chống cộng khét tiếng”. Họ quan niệm rằng những vật dụng như vậy mới chứng tỏ được “đẳng cấp” của bản thân. Không chỉ đăng tải, chia sẻ sở thích cá nhân trên mạng xã hội, một số cá nhân còn thường xuyên ăn vận trang phục này ở ngoài đời, diễu hành trên xe jeep, đi lại nghênh ngang trên khắp các ngả đường, nhất là những nơi có đông người qua lại hòng gây sự chú ý của cộng đồng. Chưa dừng lại ở đó, có nhóm còn dắt nhau vào rừng, thuê đạo diễn phục dựng bối cảnh để tạo dáng chụp ảnh rồi khoe khoang trên trang cá nhân hoặc diễn đàn. Cá biệt có người từ những hình ảnh ngụy tạo ngây ngô, nực cười đó còn bỏ công sức thời gian để tiếp tục dựng thành video clip, lồng ghép các bài hát ca ngợi “quân lực Việt Nam cộng hòa”. Điều đáng nói, các hoạt động của những hội nhóm này có chiều hướng ngày càng được tăng cường với những biểu hiện thiếu lành mạnh, lặp đi lặp lại trong các năm qua.
Dư luận vẫn chưa quên vào năm 2020, thời điểm sát ngày 30/4, trên mạng xuất hiện hàng chục video clip là các ca khúc của chế độ Sài Gòn cũ như “Giã từ vũ khí”, “Huyền sử ca một người phi công tên Quốc”, “Thiên thần mũ đỏ”, “Trên bốn vùng chiến thuật”… với hình ảnh minh họa là hàng chục người vận trên mình bộ quần áo rằn ri, vằn vện của các sắc lính thuộc chế độ Việt Nam cộng hòa và lính Mỹ trước năm 1975, diễn lại những cảnh chiến đấu với quân đội nhân dân Việt Nam tại các địa điểm được chú thích là Khe Sanh (Quảng Trị), Cao Phong (Hòa Bình), Đình Lập (Lạng Sơn), Cúc Phương (Ninh Bình)…
Ngay sau đó các đối tượng chống phá vào bình luận thiếu căn cứ, phi thực tế rằng “chế độ Việt Nam cộng hòa đã chết nhưng vẫn còn sống trong lòng dân”, từ đó kêu gọi những người “chung chí hướng” cùng làm "sống dậy" chế độ Việt Nam cộng hòa.
Từ những sự việc, hiện tượng dù nhỏ lẻ, thậm chí theo suy nghĩ của không ít người là "vô hại" kể trên cũng đang đặt ra những vấn đề rất đáng lo ngại vì làm méo mó lịch sử, tác động xấu đến nhận thức cộng đồng để rồi một số người có thể “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo hướng tiêu cực. Theo khuyến cáo từ cơ quan chức năng thì mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận diện, phát hiện và cùng ngăn chặn, đấu tranh với những hoạt động, hành vi phản cảm của một số cá nhân trong trang phục lính ngụy, gây bức xúc dư luận. Có thể thấy rằng đây là một biểu hiện không lành mạnh rất cần lên án. Bởi không chỉ đơn giản là một sở thích ăn mặc, một lối sống không thật sự phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay, mà với những hình ảnh, clip đầy tính bạo lực, nhóm người này đã và đang góp phần cổ xúy cho bạo lực, kích động hận thù, khoét sâu vào những vết thương chiến tranh, đi ngược lại với chủ trương hòa hợp dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện.
Một số người tham gia hội nhóm “yêu đồ lính Việt Nam cộng hòa” cho biết, họ chỉ nghĩ đơn giản là việc theo đuổi phong cách thời trang này giúp họ tạo dựng một hình ảnh khác biệt, độc lạ, “ngầu”, chất chơi, giúp nổi bật ở chỗ đông người. Tất nhiên mỗi cá nhân có quyền lựa chọn cho mình một xu hướng ăn mặc, song việc lựa chọn thế nào cũng cần phù hợp văn hóa, chuẩn mực, đạo đức xã hội.
Đó là cách tôn trọng cộng đồng cũng như tôn trọng chính bản thân mình. Hơn nữa sở thích cá nhân cũng cần trên cơ sở của sự hiểu biết để không trở lên lố bịch, kệch cỡm. Từ thực tế lịch sử đã chứng minh chính thể “Việt Nam cộng hòa” ra đời năm 1955 là một sản phẩm của đế quốc Mỹ nhằm dựng lên một chính quyền tay sai, bù nhìn phục vụ cho lợi ích của chính quyền Mỹ đó là gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, khai thác lợi ích kinh tế từ thị trường này, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng trên thế giới… Trong cuốn sách “Vietnam, the ten thousand day war” (Việt Nam, cuộc chiến mười nghìn ngày) xuất bản tại London năm 1982, tác giả M.Mclear dẫn lời của ông Nguyễn Văn Thiệu-cựu Tổng thống Việt Nam cộng hòa thừa nhận rằng: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập”.
Trong bài viết có tiêu đề Chính nghĩa không thuộc về chế độ “Việt Nam Cộng hòa”, chuyên gia Trung Hiếu phân tích, làm rõ: “Trong “cuộc chiến vì tự do”, quân lực Việt Nam cộng hòa đã sát cánh và tiếp tay cho “ông chủ” của mình là quân viễn chinh Mỹ - những kẻ đã phạm nhiều tội ác phi nhân tính như hãm hiếp phụ nữ Việt Nam, thảm sát dân thường (tiêu biểu có trường hợp Mỹ Lai), sử dụng chất độc da cam, sử dụng bom napalm và các loại bom chùm có sức sát thương tàn bạo…
Với những đòn nhục hình gần như chỉ để triệt hạ các tù binh cộng sản (đóng đinh vào đầu, đục răng, đục xương bánh chè, luộc sôi người, đốt cơ quan sinh dục…), nhà tù Phú Quốc - địa ngục trần gian do quân đội Sài Gòn tạo ra (sau khi học hỏi kinh nghiệm của chuyên gia Mỹ) - là minh chứng hùng hồn cho những vi phạm nhân quyền và những tội ác kiểu trung cổ trời không dung đất không tha của chế độ ngụy”.
Vậy mà giờ đây lại có những cá nhân dù vô tình, thiếu hiểu biết hay cố tình tìm cách tái hiện, tôn vinh chế độ Việt Nam cộng hòa đã cáo chung từ nhiều thập kỷ trước, tự tin khoác lên mình những bộ trang phục nhuốm máu đồng bào? Có thể thấy rằng ở đây không chỉ là câu chuyện về một vài bộ trang phục độc, lạ mà việc phục dựng hình ảnh “lính Việt Nam cộng hòa” cùng với những nội dung có tính chất cổ xúy, ca ngợi là việc làm không thể chấp nhận được.
Không khó để nhận thấy rằng, những người được coi là thủ lĩnh của những hội nhóm này có nhiều tư tưởng, nhìn nhận về đất nước khá cực đoan, bất mãn với chế độ chính trị. Từ việc lệch lạc về tư tưởng, không loại trừ khả năng những người “yêu đồ lính” có thể trở thành đối tượng bị các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng, nhắm tới, biến những hội, nhóm này trở thành các tổ chức ngoại vi, phục vụ cho hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trước tình hình trên, thiết nghĩ cần có biện pháp kịp thời chấn chỉnh đối với hành vi phản cảm này, để vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục, vừa giữ vững an ninh trật tự. Đồng thời, người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, chủ động nhận diện, không để bị lôi kéo tham gia những hoạt động phản cảm, tiềm ẩn những điều không tốt nêu trên.