Chân – Thiện – Mỹ
Chân thiện mỹ là gì? Là một cái đẹp hoàn hảo, mà con người phải luyện tập suốt cả cuộc đời. Vậy trong thế giới phức tạp hôm nay, con người có thể tìm được cái đẹp đó ở đâu? Trong môi trường sống, môi trường làm việc? Thật khó trả lời vì nơi đó vẫn được gọi là thương trường. Nhưng không hẳn là thế, nó vẫn là con đường tạo điều kiện đưa con người đến chuẩn mực nhân đức. Cái quan trọng là, lựa chọn con đường nào? Điều đó nó vẫn lệ thuộc vào quyền tự do của con người. Còn riêng tôi, theo niềm tin vào Kitô giáo, tin tưởng một Đấng duy nhất. Đấng là đường, là sự thật, và là sự sống, nên tôi chọn “Con đường Giêsu” cho riêng tôi “Đường chân thiện mỹ”. Đường chân thiện mỹ, là con đường bao trùm mọi vẻ đẹp nhân đức, của một sự thật luôn dối kháng với gian đối, của một tấm lòng yêu thương luôn đối kháng với sự ganh ghét, hận thù. Do chính sự đối kháng ấy, mà con người đã làm cho chính đồng loại phải chịu nhiều đau khổ, trong những con đường mang đầy bóng tối của ác thần. Trong bài “Một cõi đi về” Cố nhac sỹ Trịnh Công Sơn. Ông đã viết rằng. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi dâu loanh quanh cho đời mỏi mệt… để thấy trong ta một cõi đi về”. Lời ca nói lên sự lựa chọn của những bước chân phiêu bạt trên dòng đời. Để rồi sau những bước chân loanh quanh ấy, cũng chỉ một cõi đi về, một cõi hư vô. Về với chính mình, với những gì mình đã gieo trong cuộc đời, nay sẽ gặt hái trong cuộc gặp gỡ cuối cùng với Đức Giêsu. Sống giữa một xã hội đầy thách đố, chen chân của tội lỗi, thiếu vắng sự thật, mà chính tôi đã từng xa chân vào, để tìm cơ hội, ngẩng cao đầu lên những vị trí có đủ danh vọng và tiền bạc, nhưng lại khiến lương tâm tôi phải đau, vì chính tôi đã tự hủy mình trong một chủ nghĩa không sự thật, mà ngày nay đang rất nhiều người dễ dàng chấp nhận bước theo, trong những lối sống lấy miệng lưỡi làm vũ khí, để bôi nhọ danh dự của người khác, chỉ vì những xét đoán thiếu đức ái, cho rằng chính bản thân mình là đẹp, là trong sáng, và là vô tội, rồi dẫn đến lời nói thiếu sự thật “Họa phúc”. Tác giả đã nói rằng: Một lời nói có thể là một nguồn động lực, nhưng một lời nói cũng có thể là một nguồn giết chết một cuộc đời. Nhìn lên thập giá Đức Giêsu, tôi thấy thân xác Ngài đang bị méo mó, tôi tự hỏi chính mình. Tôi sẽ được gì, trong những cái vinh quanh không mang bóng hình sự thật, mà kiến cho anh em đồng loại tôi phải đau lòng, vì những câu nói sau lưng, vì những ý nghĩ tiêu cực, mà không giám chấp nhận nhau, về khả năng, về công việc… Phải chăng tôi đang để cỏ lùng mọc một cách tự do trong linh hồn, kiến cho đền thờ của Thiên Chúa bị tiêu hủy, mà chính tôi suy niệm về sự chết tôi nhận ra, tôi chẳng được gì trong ngày Thiên Chúa đến, vì Ngài đã nói rằng “Chỉ một đồng thôi con cũng phải trả”. Tôi từng mạnh dạn so sánh chính mình với một con vật. Tôi khác nó ở điểm nào, và giống nó ở điểm nào? Tôi khác nó là được Thiên Chúa trao ban cho tôi có linh hồn, ý chí, và lý trí để nhận biết Ngài, Đấng mà có thể giúp tôi sống trong sự thật, vì Ngài là ánh sáng, và chính Ngài kêu gọi tôi phải sống trong ánh sáng , để tô điểm thêm nhân đức, và sống một cuộc sống ý nghĩa nhất. Còn cái giống tôi và nó là đều phải chết, đều phải trở về bụi tro, vì thân tôi là thân tro bụi, thân xác tôi sẽ bị tan rã ra dưới những ngọn lửa thiêu đốt, thậm chí ngay cả chiếc áo tôi mang trên người cũng chẳng thể giữ được. Tôi sẽ còn lại gì? Duy nhất, là chính linh hồn tôi, và một đống tro tàn. Tài năng, của cải vật chất, tất cả những gì tôi đã hết tâm xây dựng. Trong bóng tối của màn đêm đang bao phủ. Một cõi riêng tư nơi tâm hồn tội lỗi. Tôi cảm thấy sợ, vì nghĩ đến điểm kết thúc của cuộc đời. Nếu tôi sống trong lầm lạc, trong dối gian, của cuộc đời dang dở này. Linh hồn tôi sẽ đi về đâu? Cảm tạ hồng ân Chúa, chính cái sợ của sự chết, cái sợ vì đã lầm lạc tìm kiến danh vọng, để rồi xa rời Thiên Chúa, mà chính Ngài đã chiếu giải ánh sáng cho tâm hồn tôi, một ánh sáng đầy huyền diệu, để tôi có thể nhận ra Ngài, rõ hơn là những dòi hỏi, với những hy sinh hằng ngày, và chấp nhận bước ra khỏi mình, khỏi con người tự nhiên thuộc về thế gian, để Thiên Chúa bước vào của đời sống ơn gọi tôi đang bước theo. Một đời sống hiến dâng có thể giúp tôi bước vào con đường tô luyện nhân đức, dưới tấm gương là chính Chúa, Thầy Giêsu, Đấng chân thiện mỹ mà tôi đang kiếm tìm, với khát vọng về một cuộc sống vĩnh hằng mai sau, có Ngài là niền vui, niềm hạnh phúc và là suối an bình trong cùng đích của cuộc đời. Tất cả những điều ấy, tôi chỉ có thể trở nên người khi tôi thật sự chết đi trong mình, trong vũng bùn tội lỗi của ma quỷ, với một tình yêu chân thành nhỏ bé, phó thác hoàn tòan trong tay Chúa và sẵn sàng cho Ngài biến đổi, qua đời sống với tha nhân bằng một trái tim yêu thương trong từng lời nói, từng việc làm mà chính Chúa đã dạy. “Anh em hãy thương yêu nhau, như chính Thầy đã yêu thương anh em”. Đây là lý tưởng tôi phải làm, vì nó giúp tôi lại gần Chúa, trong sự che chở của Đấng đã hy sinh trên con đường thập giá. Đường tình yêu. “ Đường chân thiện mỹ”. Sự thật chỉ có trong Thiên Chúa, và chỉ có sự thật mới giữ đuợc linh hồn tôi trong tình yêu viên mãn của Ngài. Vì Ngài đã nói rằng “: Phúc cho ai sống trong sự thật, vì họ sẽ được thấy nước Thiên Chúa”. Tôi cảm nghiện sự thật là một hồng ân mà Thiên Chúa dành cho những ai dám can đảm lội ngược dòng, với cách sống thoát khỏi thế tục, để đến với Nuớc Trời và hưởng hạnh phúc muôn đời. Để đáp lại tình yêu, bản thân tôi phải lấy sự thật, để đáp trả lại sự thật, đây là điều mà tôi muốn cùng Ngài thực hiện trên con đường Giêsu. Đường ơn gọi. Đường chân thiện mỹ.
CHÍNH SÁCH ĐỒNG KIỂM, BẢO HÀNH VÀ ĐỔI TRẢ
- Xưởng sản xuất CHÂN THIỆN MỸ luôn hoạt động với tiêu chí “Uy tín là danh dự - Chất lượng là tiên phong”, cùng phương châm bán hàng “Gieo nhân duyên hướng đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ” - Quý khách được kiểm tra hàng và thử đèn trước khi thanh toán. - Đổi trả, hoàn tiền hoặc đổi mới sản phẩm tương đương trong vòng 7 ngày nếu sản phẩm quý khách nhận được bị lỗi, thiếu hàng, nhầm hàng hoặc sai kích thước. - Bảo hành toàn quốc 1 năm.
- Cơ sở sản xuất: 1408 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Phố Lâm Trúc 1, Phường Hoài Thanh, Thị Xã Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội nên nhiều năm qua, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh việc vận động sáng tác, tuyên truyền, khuếch trương, đánh bóng các tác phẩm văn học nghệ thuật, xuất bản phẩm nhằm “chuyển lửa” về nước, tạo hiệu ứng chống phá Đảng, chống phá chế độ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc.
Một trong những đối tượng được coi là đi đầu trong lĩnh vực này là Trịnh Hữu Long, với chức danh tự phong là Tổng Biên tập Luật khoa tạp chí, và Trần Quỳnh Vi, với vai trò là biên tập, một trang web bằng tiếng Việt, tiếng Anh đặt máy chủ ở nước ngoài. Cùng với các bài đăng tải trên trang web, từ năm 2022, mỗi tháng Long cho ra đời một số tạp chí chuyên đề bản PDF với vài chục trang. Dịp 30-4 trong các năm 2022, 2023, Long cho xuất bản chuyên đề Việt Nam Cộng hòa. Để chuẩn bị cho nội dung này, từ đầu tháng 3 các năm 2022 và 2023, Long đã cho đăng nội dung kêu gọi viết bài về Việt Nam Cộng hòa và miền Nam thời hậu chiến. Nội dung mà Long và đồng bọn hướng tới là phủ nhận thành quả cách mạng, ca ngợi chính quyền Việt Nam Cộng hòa; qua đó tìm cách gây khủng hoảng niềm tin xã hội cho nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
Ngoài ra, một bộ phận người Việt ở hải ngoại trong nhiều năm qua đã sử dụng văn học, nghệ thuật làm công cụ tuyên truyền tư tưởng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới. Họ tung ra hàng loạt tác phẩm đủ các thể loại như tùy bút, nhật ký, hồi ký, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ... Mục đích của thế lực thù địch là ngụy tạo sự kiện, chứng cứ, làm sai sự thật nhằm phủ nhận thành quả cách mạng của nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cùng với đó, các thế thực thù địch, chống phá triệt để lợi dụng các kênh ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ để gây áp lực hòng tạo ra không gian hoạt động chống đối trong văn học, nghệ thuật trong nước...
Bên cạnh sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài thì trong nước cũng xuất hiện khuynh hướng sáng tác văn học, nghệ thuật ngược dòng, trái với quan điểm của Đảng, Nhà nước.
Trong nước, không ít văn nghệ sĩ đã tận dụng uy tín cá nhân, tầm ảnh hưởng với xã hội lập tài khoản Blog, Zalo, Facebook... để bình luận những vấn đề thời sự, chính trị của đất nước bằng ngôn ngữ của văn chương, nghệ thuật với cái nhìn một chiều, cực đoan. Một số trí thức, văn nghệ sĩ đăng tải những trạng thái, bài thơ, đoạn trích văn xuôi bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân trước một số vụ việc trong nước theo hướng phê phán, gieo hoài nghi, nhằm tạo cớ để các thế lực thù địch có dịp chống phá Đảng và chế độ ta. Hoạt động xuất bản phẩm cũng bị lợi dụng trở thành phương tiện để đạt mục đích “tẩy trắng cờ đỏ”. Họ phát tán tài liệu, bài viết, bản thảo có nội dung nhạy cảm, xấu độc và thù địch; đưa một số tác phẩm văn học, nghệ thuật được xuất bản ở nước ngoài có nội dung sai trái về chính trị để tuyên truyền xuyên tạc, kích động...
Những âm mưu, thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật có tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, trong đó có giới trẻ. Đó là một mối nguy hại rất lớn, không thể xem nhẹ.
Thực tế hiện nay, một số bạn trẻ chưa có nhận thức đầy đủ và thấu đáo về lịch sử dân tộc nên dễ bị “nhiễu tư tưởng”. Họ suy nghĩ, sáng tạo ra các sản phẩm phi văn hóa nhưng lại nhanh chóng được lan truyền trên không gian mạng. Ví dụ gần đây trên TikTok xuất hiện bài ráp xuyên tạc bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu viết năm 1949 với một câu có tính miệt thị hình tượng lịch sử và đi kèm rất nhiều ca từ nhảm nhí khác. Ngoài ra, clip minh họa còn xuất hiện nhiều hình ảnh rất phản cảm.
Trong văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Chú trọng nâng cao giá trị tư tưởng nghệ thuật, đồng thời bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật; khuyến khích những tìm tòi mới làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam; hạn chế các lệch lạc, các biểu hiện chạy theo thị hiếu tầm thường”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng đặt ra mục tiêu: “Nâng cao vai trò của văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền hưởng thụ, tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật của mỗi người dân và cộng đồng”. Những quan điểm này cho thấy, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển các loại hình văn học nghệ thuật và xuất bản phẩm.
Với phương châm xây dựng Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc; hàng chục năm qua, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo ngành Văn hóa và các địa phương tăng cường tổ chức sáng tác, quảng bá các hoạt động văn học nghệ thuật và xuất bản phẩm. Chỉ đạo các cấp, ngành mở các cuộc thi sáng tác tác phẩm nghệ thuật, phục vụ nhân dân, hướng tới chân - thiện - mỹ. Điều đó đã chứng tỏ sự chủ động của Đảng ta trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Đứng trước những hành động “xâm lược” bằng văn hóa của các thế lực thù địch, mỗi chúng ta cần giữ vững niềm tin, tự xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, không bị lung lay, dao động tư tưởng. Đồng thời, cần tiếp nhận những tác phẩm văn học nghệ thuật một cách cẩn trọng để không bị mắc vào âm mưu của các thế lực thù địch; tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng cho giới trẻ hiểu đúng, hiểu kỹ về lịch sử dựng nước và giữ nước; kiên quyết chống lại hiện tượng làm méo mó những tác phẩm văn học nghệ thuật đã có trong lịch sử vì các mục đích cá nhân hoặc trái với chủ trương, đường lối của Đảng... Trách nhiệm của mỗi người là chung tay xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, để các giá trị chân - thiện - mỹ của các loại hình văn học nghệ thuật sống mãi với nhân dân, với dân tộc.