Vov Breaking News Tiếng Việt Mới Nhất
Nhà phát triển, Radio the Voice of Viet Nam, đã cho biết rằng phương thức đảm bảo quyền riêng tư của ứng dụng có thể bao gồm việc xử lý dữ liệu như được mô tả ở bên dưới. Để biết thêm thông tin, hãy xem chính sách quyền riêng tư của nhà phát triển.
Chiến tranh biên giới Việt–Trung: cuộc chiến đẫm máu giữa các ‘đồng chí’
Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những “đồng chí”, đồng minh một thời.
Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam thì lại phải lâm vào cuộc chiến với Khmer Đỏ ở Campuchia. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là “tiểu bá” và rắp tâm “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới vào ngày 19/2/1979, nhưng trước đó, trong tháng 1 và 2 cùng năm, Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam. Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (Chiến tranh tự vệ đánh trả Việt Nam), còn phía Việt Nam thoạt tiên gọi là Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng Trung Hoa.
Khi đã hết chiến tranh, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, trước nhu cầu củng cố quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã tránh làm đậm thông tin cuộc chiến này, tên cuộc chiến cũng đã thay đổi.
Về sau, tên gọi thường được biết đến nhiều nhất là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Tên của “kẻ thù Trung Quốc” cũng ít được nhắc đến một cách chính thức, như cách mà chính quyền Việt Nam hay nhắc tới Pháp, Nhật, Mỹ trong các cuộc chiến trước đó.
Các lễ kỷ niệm cuộc chiến không được tổ chức long trọng, với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao nhất của trung ương như các “lễ mừng chiến thắng” thường thấy tại Việt Nam.
Trong khi đó, người dân hằng năm vẫn tưởng nhớ, với các hoạt động dâng hương tại Hà Nội và nhiều nơi.
Tinh thần chống Trung Quốc của người dân trong các dịp này thường được chính quyền Việt Nam theo dõi chặt chẽ với sự cảnh giác cao độ để không “bị thế lực thù địch lợi dụng” hoặc “tránh các diễn biến xấu, vượt kiểm soát”.
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến này nhiều hơn, với tên gọi “Trung Quốc” được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là “tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước”.
Cuộc chiến giữa “những đồng chí xã hội chủ nghĩa” Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu và kỳ lạ, khi cả hai bên đều tuyên bố thắng lợi.
Trước và sau chiến tranh, quan chức hai bên vẫn gọi nhau là “đồng chí”, vẫn ôm nhau như những bằng hữu, huynh đệ.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung thường được xác định diễn ra từ ngày 17 tháng 2 đến 16 tháng 3 năm 1979.
Kết thúc, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế nên chủ động rút lui.
Trong khi đó, phía Việt Nam cho rằng họ đã đánh lùi được Trung Quốc.
Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images
Mỗi bên đưa ra các con số thiệt hại khác nhau, nhưng theo số liệu phương Tây, phía Trung Quốc có khoảng 20.000 – 28.000 người thiệt mạng, Việt Nam có khoảng 20.000 người chết hoặc bị thương.
Trên thực tế, cuộc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc còn kéo dài suốt thập niên 1980, với các vụ đụng độ giữa bộ binh và các màn pháo kích liên miên giữa hai bên.
Xung đột chỉ thực sự chấm dứt khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.
Từ đó đến nay, các mâu thuẫn về lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước vẫn không ngừng nêu cao luận điệu về tình anh em, đồng chí.
Trong một thông báo bất ngờ vào tối 5/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông đã mất niềm tin vào Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong việc quản lý các cuộc chiến kéo dài của Israel tại Gaza và Liban (Lebanon).
“Trong vài tháng qua, niềm tin đó đã bị suy giảm. Vì vậy, hôm nay tôi quyết định chấm dứt nhiệm kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng”, Thủ tướng Netanyahu cho biết trong một tuyên bố từ văn phòng của mình.
Tuyên bố cũng nói rằng những bất đồng giữa ông Netanyahu và ông Gallant “ngày càng lớn” và trở nên công khai “theo cách bất thường và tệ hơn nữa, điều này đã bị kẻ thù biết đến, và họ đã tận dụng được lợi thế từ điều đó”.
Sau khi sa thải ông Gallant, Thủ tướng Netanyahu đã bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Israel Katz kế nhiệm Gallant làm Bộ trưởng Quốc phòng và bổ nhiệm ông Gideon Saar trở thành Bộ trưởng Ngoại giao mới.
Viết trên mạng xã hội X, ông Katz hứa sẽ “hoàn thành các mục tiêu của cuộc chiến” và đưa các con tin ở Gaza trở về, coi đó là “sứ mệnh giá trị quan trọng nhất”.
Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh Quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir hoan nghênh việc sa thải Gallant trên mạng xã hội X và nói rằng “không thể đạt được chiến thắng tuyệt đối” với việc ông Gallant tại vị.
Ông Ben-Gvir trước đây cũng đã kêu gọi sa thải ông Gallant khỏi chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng.
Xem video ông Yoav Gallant phát biểu nói về việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải mình khỏi chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và nguyên nhân của quyết định đó. Nguồn: Reuters
Về phần mình, ông Gallant đã đăng tải trên mạng xã hội X rằng việc đảm bảo an ninh cho Israel sẽ “luôn là sứ mệnh của cuộc đời tôi”.
Trong tuyên bố đưa ra sau đó, ông Gallant cho biết: “Vài phút trước 20h00 (18h00 GMT) tối nay (5/11), thủ tướng thông báo với tôi rằng ông đã quyết định cách chức tôi khỏi vị trí Bộ trưởng Quốc phòng giữa lúc chiến tranh”.
Ông Gallant cho biết thêm: “Quyết định cách chức này là do bất đồng về ba vấn đề. Đầu tiên là quan điểm kiên quyết của tôi rằng mọi công dân đến tuổi nhập ngũ đều phải nhập ngũ, phải phục vụ trong IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) và bảo vệ Nhà nước Israel”.
Nhân dịp này, ông Gallant cũng xin gửi lời tri ân đến những người đã ngã xuống và gia đình của họ, những người bị thương và tàn tật, những con tin và gia đình của họ, cùng với các chiến sĩ IDF ở bất cứ nơi nào.
Ông Gallant nói: “Tôi tin tưởng các bạn và xin kính cẩn tri ân các bạn”.
Phóng viên Trường Sơn cập nhật diễn biến cơn bão số 3 tại Quảng Ninh trong một bản tin Breaking News sáng nay (7/9).
Hai BTV tại trường quay kết nối với các phóng viên ở các địa phương cập nhật tình hình mưa bão sáng 7/9.
Từ tháng 6/2024, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài THVN cho ra mắt chương trình trực tiếp mới mang tên Breaking News và được phát sóng đặc biệt trên các nền tảng số thay vì truyền hình.
Thực tế, Breaking News - mô hình phát sóng trực tiếp ngoài hiện trường - đã tồn tại khá lâu trong làng báo toàn thế giới, tuy nhiên mô hình này tại Việt Nam vẫn còn rất mới. Đây là một trong những thay đổi của Trung tâm nhằm tiến gần hơn đến với khán giả, mang lại những chương trình phù hợp hơn với sự thay đổi của xã hội Việt Nam hiện nay.
Nói về chiến lược của Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số đối với chương trình mới lần này, Phạm Dịu - phụ trách sản xuất – cho biết: "Chúng tôi muốn xây dựng một kênh thông tin, tin tức liên tục trên nền tảng số. Đó là mục tiêu ban đầu để ra đời chương trình. Trên nền tảng số khác biệt hơn so với truyền hình do chúng tôi có thể tương tác với khán giả. Ngoài ra, chúng tôi có thể cập nhật thông tin một cách liên tục".
Thực tế, việc đưa Breaking News lên nền tảng số chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược lâu dài của Trung tâm. Với xã hội nơi mọi người đều có thói quen sử dụng thiết bị thông minh nhiều hơn, cập nhật trên nền tảng số nhanh hơn, VTV cũng theo đó bắt kịp tốc độ của người dùng với mục đích đưa đến những thông tin nhanh chóng nhất. Về cơ bản, đây vẫn là chương trình hướng tới khán giả đại chúng và không chỉ dừng lại ở nền tảng số mà còn hướng tới tương lai kết nối trực tiếp trên sóng truyền hình.
"Ngay từ tên gọi Breaking News đã tạo nên sự khác biệt" - phụ trách sản xuất chương trình Phạm Dịu nói tiếp – "Đối với một chương trình truyền hình, chúng tôi sẽ có sự chuẩn bị trước trong nhiều ngày. Nhưng với Breaking News, ê-kíp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng mọi lúc mọi nơi. Ngay khi có đề tài phù hợp, chúng tôi phải lập tức triển khai".
Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn cho chủ đề của buổi phát sóng chính là tính tin tức và thời sự, đây cũng chính là tiêu chí của VTV24. Ngoài ra, những nội dung này cần mang tính cảnh báo tới người dân hoặc có tính thông điệp, được đông đảo xã hội quan tâm.
Phụ trách sản xuất Lý Anh Thơ chia sẻ ba yếu tố chính để lựa chọn chủ đề cho mỗi số phát sóng: "Tiêu chí đầu tiên là tính thời sự, tiếp theo đó phải là tính chính xác. Một chủ đề nóng sẽ có rất nhiều thông tin nhiễu loạn, tin đồn xung quanh và điều này rất dễ khiến khán giả bị rối. Do đó, cần một kênh như Breaking News có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, video và sự phân tích từ các chuyên gia, biên tập viên, phóng viên đã theo dõi đề tài đó trong thời gian dài. Yếu tố thứ ba là thông tin phải có sức ảnh hưởng tới cộng đồng và số đông".
Cũng giống như các chương trình tin tức trên sóng truyền hình, Breaking News cũng có các MC để dẫn dắt chủ đề. Tuy nhiên, công việc này có nhiều khó khăn và khác biệt so với các chương trình khác do MC cần phải chuẩn bị kiến thức sâu rộng cho nhiều vấn đề. Thậm chí, biên tập viên Như Anh tiết lộ bản thân như trở thành một "chuyên gia mini" về mọi chủ đề khi dẫn chương trình Breaking News.
"Điều quan trọng là trước mỗi lần phát sóng, chúng tôi phải tìm hiểu rất sâu, rất kĩ về những gì sẽ nói bởi có hàng chục nghìn khán giả theo dõi trực tiếp. Chỉ cần một chút lỗ hổng kiến thức hoặc nói sai khái niệm cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, cá nhân tôi cần chuẩn bị tâm lý bình tĩnh để xử lý mọi tình huống phát sinh" – Biên tập viên Như Anh nói về trải nghiệm của mình.
So với việc phát sóng trên truyền hình, việc phát trực tiếp trên nền tảng số có áp lực riêng do ê-kíp trực tiếp nhìn được lượng người theo dõi và những bình luận của khán giả. Lúc này, MC phải là người khéo léo xử lý thông tin và tỉnh táo khi đọc bình luận để chương trình vẫn diễn ra một cách mượt mà và vẫn có sự tương tác với khán giả. MC Phan Ngọc Anh cho biết: "Đôi khi chính những bình luận của khán giả lại mang những thông tin, câu chuyện hay. Bên cạnh những áp lực cũng là nhiều cảm xúc bởi tôi sẽ biết được khán giả quan tâm như thế nào tới chủ đề của chương trình".
Breaking News vẫn còn rất mới mẻ và chắc chắn sẽ còn nhiều thay đổi lớn trong tương lai. Đối với toàn bộ ê-kíp, điều họ mong muốn hiện tại chính là chương trình ngày càng hoàn thiện và luôn có thể mang tới những tin tức quan trọng, chính xác nhất cho khán giả mỗi ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!