Từ khóa: uống nước gì tốt cho phổi

Vai trò của phổi đối với sức khỏe

Phổi là bộ phận thuộc khoang lồng ngực, nằm ở vị trí cơ hoành với cấu tạo 2 lá được bao quanh bởi hệ xương sườn. Trong hệ hô hấp thì phổi là cơ quan giữ chức năng chính của quá trình trao đổi khí O2 từ ngoài vào trong cơ thể, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài.

Phổi có chức năng duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phổi giữ vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể nhận đủ oxy để cung cấp cho các hoạt động phát triển của tế bào. Đồng thời phổi cũng tham gia vào một vài quá trình trao đổi, lưu trữ, hấp thu và bài tiết một số chất như rượu, nước, khí gây mê hoặc chất Fibrin, Prostaglandin, Angiotensin, Histamine.

Có thể thấy phổi giữ nhiều vai trò quan trọng nhưng nếu phổi phải tiếp xúc với các chất độc hại có thể sẽ dễ gặp tổn thương như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi,...

Chủ đề uống nước gì tốt cho phổi được nhiều người quan tâm, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Thực tế, việc tìm hiểu thức uống tốt cho lá phổi là điều nên làm để bảo vệ cơ quan này.

Uống nước gì tốt cho phổi là thắc mắc của nhiều người

Trà xanh hay chè xanh không chỉ là thức uống giải khát hàng ngày mà đây còn là loại nước mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe khi dùng thường xuyên. Hoạt chất EGCG (Epigallocatechin gallate) tự nhiên trong trà xanh có khả năng ức chế tế bào tự do giúp giảm nguy cơ ung thư phổi cũng như tăng cường cải thiện chức năng phổi hiệu quả.

Ngoài ra, trà xanh còn có công dụng hỗ trợ giảm mỡ, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu,...

Nước lọc chắc chắn là thức uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có biết loại nước này có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố cơ thể hiệu quả, an toàn.

Cơ thể được nạp đủ nước sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất và bài tiết chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu nước có thể gây tình trạng tích tụ độc tố và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và phổi nói riêng. Chính vì thế, bạn nên bổ sung nước lọc ít nhất 1.5 - 2 lít mỗi ngày để bảo vệ phổi luôn khỏe mạnh.

Nước ép từ các loại trái cây giàu vitamin C và khoáng chất như cam, quýt, bưởi, cà chua, dưa hấu, dứa, táo,... giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống viêm hiệu quả để phổi khỏe mạnh. Điều này đặc biệt tốt vào những ngày thời tiết lạnh, khi cơ thể dễ bị tấn công bởi virus gây cảm cúm hoặc viêm phổi.

Đồng thời, nước ép trái cây còn giúp quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác tốt hơn.

Nước ép trái cây giúp cải thiện chức năng phổi hiệu quả

Ngoài phương pháp bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày thì thức uống hay nước ép từ rau xanh cũng là giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi.

Các loại rau xanh thường được ép hoặc xay để uống hàng ngày như: rau chân vịt, rau cải xoăn, rau cần tây,... có thể kết hợp với trái cây như cam, dứa, táo,... để tăng thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài tăng đề kháng thì rau xanh cũng có khả năng chống oxy hoá hiệu quả nhằm hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Gừng là thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe đặc biệt là khả năng kháng viêm, tăng đề kháng nhờ các thành phần như kali, magie, kẽm và beta carotene và vitamin C. Trà gừng còn là thức uống hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hen suyễn, viêm phổi, đào thải độc tố đường hô hấp hiệu quả hơn.

Trà gừng có khả năng kháng viêm hiệu quả cho phổi

Thói quen uống thường xuyên một tách trà gừng mỗi ngày kết hợp với mật ong và nước ấm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi khỏe mạnh. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giữ ấm cơ thể khi cơ thể cảm lạnh hoặc vào ngày thời tiết lạnh.

Còn đối với nghệ giàu hoạt chất curcumin có khả năng chống oxy hoá cao cũng như tăng miễn dịch cơ thể. Từ đó, không chỉ đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư mà sử dụng nghệ thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể.

Uống nước gì tốt cho phổi và các loại thức uống cần tránh

Phổi là một trong những cơ quan đóng vai trò chính trong hệ hô hấp và luôn cần được bảo vệ để đảm bảo các hoạt động trao đổi diễn ra hiệu quả. Đặc biệt sau dịch Covid-19, ngày càng nhiều người tìm đến các phương pháp cải thiện chức năng cũng như tăng cường đề kháng cho phổi thông qua các loại thức uống hàng ngày. Vậy uống nước gì tốt cho phổi?

Thức uống dân gian chưa có chứng minh khoa học

Hiện nay, các bài thuốc dân gian được truyền thông, quảng bá rộng rãi với tác dụng thanh lọc, thải độc cho phổi. Tuy nhiên, người dùng không nên áp dụng các phương pháp này khi chưa có chứng minh khoa học hoặc tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì các bài thuốc không rõ nguồn gốc hoặc chứng minh y khoa có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Để đảm bảo phổi luôn khỏe mạnh thì không chỉ vấn đề uống nước gì tốt cho phổi mà chúng ta nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cụ thể là sức khỏe hệ hô hấp tại các cơ sở y tế uy tín và chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý bạn có thể lựa chọn. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Những loại thức uống không tốt cho phổi

Bên cạnh thắc mắc uống nước gì tốt cho phổi thì chắc chắn bạn đọc cũng đang quan tâm về những loại thức uống cần tránh để bảo vệ phổi hiệu quả. Cùng tham khảo một số thức uống gây hại cho sức khỏe hô hấp được chia sẻ ngay sau đây:

Bia rượu là yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các cơ quan, bao gồm cả lá phổi. Chất cồn có trong bia rượu gây ra tình trạng giãn phế quản, gây ảnh hưởng màng bảo vệ phổi làm giảm khả năng cân bằng hô hấp. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở, tức ngực, mệt mỏi,... và nặng hơn có thể gây viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Vì vậy, không chỉ đối với người đang mắc bệnh về đường hô hấp hoặc có nguy cơ bệnh phổi mà ngay cả với người khỏe mạnh đều nên hạn chế tối đa bia rượu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bia rượu có thể làm tăng tình trạng khó thở, mệt mỏi cho người bệnh phổi

Nước ngọt có ga thường chứa nhiều axit và đường có khả năng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn gây khó thở đối với bệnh nhân viêm phế quản. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều nước có ga còn gây tình trạng trào ngược axit ở bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cũng gây ảnh hưởng đến phổi.

Ngoài ra, nước có ga tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường từ đó làm giảm hệ miễn dịch tự nhiên. Virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công hơn vào cơ thể.