Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu Khoa Học
Kỳ 1: Cơ cấu tổ chức và thực tiễn xét xử của Tòa án Gia đình Hàn Quốc
- Dự định sẽ thành lập Tòa án gia đình ở thành phố Incheon vào năm 2016, và dự định thành lập Tòa án gia đình ở thành phố Ulsan và thành phố Suwon có thẩm quyền đối với khu vực phía nam tỉnh Gyeong-gi vào năm 2018.
II. Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tòa án Gia đình
Thủ tục thuận tình ly hôn
● Người muốn thuận tình ly hôn phải đăng ký xác nhận thuận tình ly hôn với Tòa án gia đình có thẩm quyền tại nơi thường trú hoặc cư trú. Quan hệ hôn nhân chấm dứt khi đã khai báo ly hôn với cơ quan hành chính theo Pháp luật về đăng ký quan hệ gia đình sau khi có xác nhận của thẩm phán.
● Người muốn thuận tình ly hôn phải được Tòa án gia đình hướng dẫn về ly hôn. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án gia đình có thể khuyến khích đương sự nhận hỗ trợ tư vấn chuyên môn từ chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn
● Tòa án gia đình đang thực hiện chương trình giáo dục dành cho các bậc phụ huynh liên quan đến nuôi dưỡng con cái chưa đến tuổi thành niên, hướng dẫn cơ bản về hậu quả cũng như thủ tục ly hôn trước khi tiến hành thuận tình ly hôn
● Bên yêu cầu xác nhận ly hôn lên Tòa án gia đình có thể được xác nhận ly hôn sau một khoảng thời gian cân nhắc nhất định tính từ ngày được hướng dẫn các nội dung liên quan tới ly hôn từ Tòa án gia đình
- 3 tháng cân nhắc đối với trường hợp phải nuôi dưỡng con cái tuổi vị thành niên
- 1 tháng cân nhắc đối với trường hợp không có con cái tuổi vị thành niên.
● Trong trường hợp có lý do cấp bách cần phải tiến hành ly hôn như một bên đương sự sẽ phải chịu nỗi đau quá lớn do hành vi bạo lực, có thể rút ngắn hoặc miễn thời gian cân nhắc
B. Điều kiện xét xử ly hôn theo quy định pháp luật (Điều 840 Luật Dân sự)
● Vợ hoặc chồng có thể đơn phương yêu cầu ly hôn khi có một trong những lý do sau đây (Điều 840 Luật Dân sự)
- Khi vợ hoặc chồng có hành vi quan hệ bất chính
- Khi vợ hoặc chồng có ác ý bỏ rơi đối phương
- Khi bị vợ hoặc chồng hoặc người cùng huyết thống của vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ
- Khi vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ người cùng huyết thống với chồng hoặc vợ
- Khi vợ hoặc chồng mất tích mà không rõ sống hay chết trên 3 năm
- Khi có nguyên nhân trầm trọng khác không thể tiếp tục quan hệ hôn nhân.
● Nguyên tắc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn VS Cho phép quyền yêu cầu ly hôn
- Theo án lệ, người có trách nhiệm chính trong sự tan vỡ hôn nhân về nguyên tắc không thể yêu cầu ly hôn với lí do vì sự tan vỡ đó (phán quyết 66Mu9 được tuyên án vào 1966.6.28. của Tòa án tối cao). Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp nhìn nhận khách quan đối phương sau khi tan vỡ không hề có ý định tiếp tục đời sống hôn nhân mà chỉ vì lí do muốn trả thù mà không chấp nhận ly hôn hoặc những trường hợp có lí do đặc biệt thì có ngoại lệ là người có trách nhiệm được quyền yêu cầu ly hôn
- Tuy nhiên, gần đây nguyên tắc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn như thế này đã giảm đi nhiều
- Hiện tại Tòa án tối cao đang tiến hành phiên tòa công khai bởi Hội đồng xét xử lớn về việc liệu có nên cho phép bên đương sự có trách nhiệm trong ly hôn được yêu cầu ly hôn hay không.
C. Quyền thăm nom con
● Bên bố hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con cái có quyền được thăm nom con (Khoản 1 Điều 837-2 Luật Dân sự).
● Vì quyền lợi phúc lợi của con cái, Tòa án gia đình có thể hạn chế hoặc bãi bỏ quyền thăm nom con của bố hoặc mẹ căn cứ theo yêu cầu của một bên đương sự hoặc bằng thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp cần thiết (Khoản 2 Điều 837-2 Luật Dân sự)
● Gần đây, tầm quan trọng của việc thăm nom con đang ngày càng được nhấn mạnh. Tòa án bố trí phòng thăm nom ngay trong Tòa án để các bên vợ hoặc chồng đang trong quá trình ly hôn và con cái chưa đến tuổi thành niên của họ có thể gặp gỡ và tăng cường thẩm vấn của thẩm phán đối với con cái trong gia đình đang trong quá trình tiến hành tố tụng ly hôn
D. Phân chia tài sản
● Điều 839-2 Luật Dân sự (Quyền yêu cầu phân chia tài sản)
- Trong trường hợp thuận tình ly hôn, một bên có thể yêu cầu phân chia tài sản đối với bên kia. Nếu không thỏa thuận được về phân chia tài sản theo khoản 1 điều này hoặc không thể thỏa thuận được thì Tòa án gia đình định đoạt phân chia tài sản và phương thức phân chia căn cứ vào tài sản chung được hai bên đóng góp
- Quyền yêu cầu phân chia tài sản sẽ mất hiệu lực sau 2 năm kể từ ngày ly hôn
● Đối tượng tài sản phân chia
- Đối tượng phân chia là tài sản được tạo ra bởi vợ chồng trong thời gian hôn nhân.
- Về nguyên tắc, tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng không phải là đối tượng phân chia, nhưng nếu nhận thấy bên đối phương có đóng góp tích cực vào việc duy trì tài sản riêng đó, ngăn không cho tài sản đó bị giảm đi hoặc có đóng góp trong việc làm gia tăng tài sản riêng đó thì tài sản riêng đó có thể trở thành đối tượng phân chia sau ly hôn
● Tỷ lệ phân chia tài sản: Tỷ lệ đóng góp trong việc duy trì(trong thời kỳ hôn nhân) hoặc hình thành(thu nhập) tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thẩm phán có quyền tự nhận định tỉ lệ phân chia tài sản đối với việc về hôn nhân và gia đình loại E.
● Trên thực tế hiện nay, tỉ lệ phân chia tài sản cho nữ giới, đặc biệt là nội trợ đang có xu hướng gia tăng
E. Tiền bồi thường về mặt tinh thần
● Chế độ bồi thường bằng tài sản vật chất cho những tổn thương tinh thần của người chịu thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật. Tòa án có thể ra lệnh yêu cầu bên vợ hoặc chồng có trách nhiệm trong việc dẫn đến ly hôn chi trả tiền bạc như một khoản bồi thường thiệt hại tinh thần cho bên đối phương.
● Trong thời gian gần đây, Tòa án Hiến pháp đã đưa ra quyết định việc định tội ngoại tình là vi hiến (26. 2. 2015) nên tội ngoại tình không còn bị xử phạt hình sự nữa. Theo đó, mối quan tâm và tầm quan trọng của tiền bồi thường tinh thần theo tranh cãi dân sự đang ngày càng gia tăng (Có ý kiến đối lập)
V. Xu hướng xét xử hôn nhân và gia đình trong thời gian gần đây
A. Sự thay đổi của chế độ liên quan đến chi phí nuôi dưỡng
● Đưa ra phương án tăng cường đảm bảo chu cấp chi phí nuôi dưỡng
- Chế độ yêu cầu trực tiếp chu cấp chi phí nuôi dưỡng: trường hợp bên có trách nhiệm định kỳ chu cấp chi phí nuôi dưỡng con cái nhưng không chu cấp chi phí nuôi dưỡng 2 lần trở lên mà không có lý do chính đáng, căn cứ theo yêu cầu của bên nhận chi phí nuôi dưỡng, Tòa án gia đình sẽ đưa ra mệnh lệnh yêu cầu đơn vị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn định kỳ khấu trừ chi phí nuôi dưỡng từ tiền lương của bên có trách nhiệm chu cấp chi phí nuôi dưỡng
- Chế độ yêu cầu chu cấp bằng thế chấp tài sản: trường hợp Tòa xét xử quy định phải chu cấp định kỳ chi phí nuôi dưỡng thì nhằm thúc đẩy thi hành quyết định đó, Tòa án gia đình có thể yêu cầu người có trách nhiệm chu cấp phải thế chấp tài sản có giá trị. Và cả trong trường hợp người có trách nhiệm chu cấp chi phí nuôi dưỡng không thực hiện nghĩa vụ đó mà không có lí do chính đáng, Tòa án gia đình cũng có thể yêu cầu phải thế chấp tài sản có giá trị. (Khoản 1, 2 Điều 63-3 Luật tố tụng hôn nhân và gia đình)
- Chế độ yêu cầu chu cấp một lần chi phí nuôi dưỡng: Trong trường hợp Tòa có quy định thế chấp tài sản nhưng người có nghĩa vụ trong thời hạn quy định không thực hiện thế chấp thì Tòa án gia đình có thể yêu cầu người có trách nhiệm chu cấp phí nuôi dưỡng phải chu cấp toàn bộ hay một phần chi phí nuôi dưỡng. (Khoản 4 mục 3 điều 63 Luật tố tụng gia đình)
- Ngày 24. 3. 2014, Luật về đảm bảo thực hiện việc chu cấp và hỗ trợ chi phí nuôi dưỡng đã được ban hành nhằm mục đích giúp cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng con chưa đến tuổi thành niên có thể nhận được chu cấp, chi phí nuôi dưỡng một cách thuận lợi để tạo điều kiện nuôi con một cách đảm bảo. Luật này sẽ được thi hành vào ngày 25. 03. 2014.
● Tiêu chuẩn tính chi phí nuôi dưỡng
- Trước đây, do không có quy định cụ thể về phí nuôi dưỡng, Tòa án đã bị người dân phê phán và cho rằng chi phí nuôi dưỡng mà Tòa án đề ra không phản ánh được tình hình thu nhập của đương sự, tình trạng tài sản sau ly hôn, chênh lệch giữa các địa phương và xa với thực tế. Năm 2012, lấy Tòa án gia đình Seoul làm trọng tâm, Ủy ban chịu trách nhiệm về chi phí nuôi dưỡng sau ly hôn đã được tổ chức, thu thập ý kiến từ các điều tra viên và các Thẩm phán chuyên trách xét xử hôn nhân gia đình trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Tòa án tổ chức xét xử bồi thẩm đoàn nhân dân về chi phí nuôi dưỡng, lấy ý kiến trực tiếp từ nhân dân về những vấn đề mấu chốt. Cho đến ngày 31. 5. 2012, biểu chuẩn chi phí nuôi dưỡng được ban hành.
- Đặc điểm của biểu chuẩn chi phí nuôi dưỡng được ban hành như trên đã phản ánh được sự chênh lệch giữa các địa phương, đồng thời thực hiện tiêu chuẩn tổng hợp theo thu nhập nhân khẩu và đưa vào khái niệm chi phí nuôi dưỡng tối thiểu.
- Sau đó, Tòa án gia đình Seoul soạn thảo và công bố biểu chuẩn chi phí nuôi dưỡng cụ thể, hợp lý, có tính thực tế cao vào ngày 30. 5. 2014 thông qua việc cụ thể hóa các yếu tố để tính chi phí nuôi dưỡng phù hợp theo từng loại vụ án và phản ánh thêm các tài liệu thống kê mới về biểu chuẩn tính chi phi nuôi dưỡng trước đây.
B. Áp dụng chế độ giám hộ thành niên
● Với việc sửa đổi Luật dân sự, chế độ giám hộ người thành niên được đưa vào ngày 7. 3. 2011 nhằm cung cấp, hỗ trợ những người cần được bảo hộ một cách hiệu quả thông qua việc cải cách với quy mô lớn về chế độ hỗ trợ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, chế độ này được bắt đầu thi hành từ ngày 1. 7. 2013
● Chế độ dành cho người bị hạn chế năng lực, người mất năng lực hành vi dân sự có hạn chế là tiêu chuẩn hóa trong phân loại năng lực hành vi của người đó. Hệ thống phúc lợi xã hội có tính tích cực và chủ động hơn đã được đưa vào để thay thế chế độ vốn có này. Các loại hình giám hộ thành niên được phân chia cụ thể thành ba loại: giám hộ thành niên, giám hộ người bị hạn chế năng lực, đối tượng giám hộ đặc biệt. Tạo điều kiện để người giám hộ có thể hỗ trợ phúc lợi cho người được giám hộ trong phạm vi rộng. Nhưng trong việc thực hiện nhiệm vụ của người giám hộ, cần tôn trọng ý định của người được giám hộ để đảm bảo phúc lợi thực tế của người đó.
C. Sự thay đổi của chế độ nhận con nuôi.
● Áp dụng chế độ cho phép nhận con nuôi : Khi nhận con nuôi người chưa thành niên, phải được sự cho phép của Tòa án Gia đình. Tòa án gia đình xem xét tình hình nuôi con, động cơ nhận con nuôi, khả năng nuôi dưỡng con của bố mẹ nhận con và các tình hình khác sau đó quyết định cho phép hay không cho phép để đảm bảo phúc lợi của người chưa thành niên
● Bố mẹ nhận con nuôi và con nuôi có thể hủy việc nhận con nuôi theo thỏa thuận nhưng trong trường hợp con nuôi là người chưa thành niên thì phải nhất quán với chế độ hủy nhận con nuôi thông qua xét xử
D. Áp dụng chế độ tố tụng điện tử
● Tố tụng điện tử được áp dụng từ ngày 21. 1. 2013 cho vụ án hôn nhân và gia đình, (Trước đây đã áp dụng cho vụ án sáng chế và vụ án dân sự..), bản án và bản quyết định gốc được điện tử hóa. Đây là một chế độ cần thiết trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
VI . Xét xử bảo hộ người chưa thành niên
1. Cấu trúc cơ bản của chế độ tư pháp bảo hộ người chưa thành niên
● Vụ án hình sự người chưa thành niên do Tòa án hình sự thông thường giải quyết theo các thủ tục tố tụng hình sự.
● Vụ án bảo hộ người chưa thành niên do Ban người chưa thành niên Tòa án gia đình hoặc Ban người chưa thành niên Tòa án địa phương (sau đây gọi tắt là Ban người chưa thành niên) giải quyết căn cứ vào quy định của Luật người chưa thành niên (Khoản 2 Điều 3 Luật người chưa thành niên).
2. Mục đích của xét xử bảo hộ người chưa thành niên
● Xét xử bảo hộ người chưa thành niên là hình thức xét xử những vụ án của tội phạm người chưa thành niên dưới 19 tuổi, hướng tới thay đổi môi trường sống của người chưa thành niên, từ đó thực hiện các biện pháp bảo hộ nhằm uốn nắn hành vi cũng như tính cách của người chưa thành niên. Xét xử bảo hộ người chưa thành niên được phân biệt với thủ tục xét xử hình sự.
● Xét xử bảo hộ người chưa thành niên có mục tiêu quan trọng nhất là điều chỉnh môi trường sống của người chưa thành niên, phòng chống tái phạm tội hơn là xử phạt.
● Biện pháp bảo hộ bao rất đa dạng gồm từ việc để bố mẹ (người giám hộ đương nhiên) chăm sóc giáo dục người chưa thành niên, cho đến việc gửi các em vào Trại cải tạo người chưa thành niên.
● Trọng tâm của xét xử bảo hộ người chưa thành niên đó là thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp nhất trong việc thay đổi môi trường sống cho người chưa thành niên, uốn nắn tính cách và hành vi cho các em thông qua tìm hiểu rõ tính cách cũng như môi trường sống của từng đối tượng người chưa thành niên.
Lược đồ quy trình tiếp nhận vụ án bảo hộ người chưa thành niên
3. Đối tượng của xét xử bảo hộ người chưa thành niên
● Đối tượng xét xử bảo hộ người chưa thành niên bao gồm những trường hợp sau đây:
- Đối tượng người chưa thành niên phạm tội trong độ tuổi từ 14 đến 19 tuổi (thông thường gọi là "tội phạm người chưa thành niên").
- Đối tượng người chưa thành niên độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi có hành vi trái với quy định Luật hình sự (thường gọi là "thiếu niên phạm pháp").
- Đối tượng người chưa thành niên độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi có các hành vi sau:
- Tạo thành nhóm với những đối tượng khác, gây rối trật tự xung quanh;
- Bỏ nhà đi mà không có lý do chính đáng;
- Uống rượu, gây náo loạn hoặc có những thói hư tật xấu khi tiếp cận với môi trường có hại
- Đối tượng thuộc vào 1 trong 3 đối tượng trên, là đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi trái với Luật hình sự khi xem xét tính cách cũng như môi trường sống của người chưa thành niên đó (thông thường gọi là "người chưa thành niên có nguy cơ phạm tội").
4. Sự thay đổi trong tiếp nhận vụ án bảo hộ người chưa thành niên
● Năm 2008: 41,754 vụ; năm 2009: 48,007 vụ; năm 2010: 44,200 vụ; năm 2011: 46,497 vụ; năm 2012: 53,536 vụ (tăng); năm 2013: 43,035 vụ (giảm); năm 2014: 34,164 vụ (giảm). Cho đến năm 2012 có xu thế tăng, nhưng dần có xu hướng giảm từ các năm sau đó.
Lược đồ quy trình xét xử vụ án bảo hộ người chưa thành niên
5. Mở phiên xét xử bảo hộ người chưa thành niên
● Việc xét xử bảo hộ người chưa thành niên được bắt đầu bằng việc trình báo hoặc chuyển giao
● Trong trường hợp chuyển giao vụ án bảo hộ người chưa thành niên lên Ban người chưa thành niên của Tòa án tối cao thì có 3 loại chuyển giao: chuyển giao từ giám đốc sở cảnh sát, chuyển giao từ công tố viên và chuyển giao từ Tòa án
● Người bảo hộ hoặc hiệu trưởng, giám đốc cơ sở phúc lợi xã hội, giám đốc cơ quan giám sát người chưa thành niên khi phát hiện ra những trường hợp tội phạm người chưa thành niên, thiến niên phạm pháp hay người chưa thành niên có nguy cơ phạm pháp có thể trực tiếp đưa vụ án lên Tòa án bằng cách trình báo cho Ban người chưa thành niên của Tòa án mà không cần thông qua cơ quan điều tra. (Khoản 3 Điều 3 Luật người chưa thành niên)
6. Quyết định về việc có tiến hành xét xử hay không
● Thẩm phán phụ trách Ban người chưa thành niên dựa vào báo cáo của điều tra viên sẽ quyết định có cần mở phiên tòa cho vụ án hay không.
● Quyết định không tiến hành xét xử vụ án
- Thẩm phán phụ trách Ban người chưa thành niên dựa vào báo cáo của điều tra viên nhận thấy không thể hoặc không cần tiền hành xét xử vụ án sẽ quyết định không tiến hành thẩm tra vụ án
● Quyết định xét xử vụ án
- Thẩm phán phụ trách Ban người chưa thành niên dựa vào báo cáo của điều tra viên thấy cần thiết thẩm tra vụ án sẽ quyết định xét xử vụ án
- Thẩm phán phụ trách Ban người chưa thành niên cho dù đã đưa ra quyết định xét xử nhưng vẫn có thể hủy quyết định đó bất cứ lúc nào trước khi mở phiên tòa.
7. Ngày xét xử
● Thẩm phán phụ trách Ban người chưa thành niên sẽ định ngày xét xử khi đưa ra quyết định xét xử vụ án
● Thẩm phán phụ trách Ban người chưa thành niên sau khi định ngày xét xử sẽ triệu tập người chưa thành niên và người bảo hộ. Trường hợp người bảo hộ đã được lựa chọn thì sẽ thông báo ngày xét xử cho người đó.
● Tiến hành xét xử không công khai
- Để bảo vệ nhân cách và không gây cản trở cho cuộc sống của người chưa thành niên về sau thì bản thân hành vi sai trái của người chưa thành niên đó cần phải được giữ bí mật.
● Xét xử được tiến hành theo các bước như sau
- Thẩm vấn xác nhận thông tin cá nhân của người chưa thành niên và người bảo hộ
- Thông báo nội dung quyền lợi được từ chối tường trình bất lợi
- Trình bày về nội dung hành vi sai trái và nghe biện minh
- Thẩm tra về sự thật hành vi sai trái và tính cần thiết bảo hộ người chưa thành niên đó
- Lắng nghe ý kiến của người bảo hộ
- Thẩm phán Ban người chưa thành niên đưa ra quyết định cuối cùng
8. Quyết định cuối cùng
● Quyết định không xử lý
- Trong trường hợp nhận định không thể hoặc không cần thiết biện pháp bảo hộ sẽ quyết định không xử lý.
● Chuyển giao cho bên công tố viên
- Theo kết quả điều tra hay thẩm tra nếu phát hiện hành vi phạm tội tương ứng với hình phạt giam giữ trở lên thì xét động cơ và tính chất phạm tội nếu thấy cần thiết phải xử phạt hình sự thì quyết định chuyển giao cho bên công tố
● Quyết định có biện pháp bảo hộ người chưa thành niên
- Là quyết định khi nhận thấy cần thiết phải có biện pháp bảo hộ
- Có thể lựa chọn trong 10 loại biện pháp bảo hộ, tuy nhiên có thể kết hợp thực hiện một vài biện pháp bảo hộ
9. Các loại biện pháp bảo hộ
● Biện pháp bảo hộ có 10 nội dung có thể tóm tắt như sau
10. Hiệu lực quyết định có biện pháp bảo hộ
● Biện pháp bảo hộ người chưa thành niên không gây ảnh hưởng tới lý lịch của người chưa thành niên đó trong tương lai (Khoản 6 điều 32 Luật người chưa thành niên).
● Ngay sau khi có quyết định có biện pháp bảo hộ thì phải thi hành ngay
- Cho dù không phục tùng quyết định trên và kháng cáo thì cũng không thể dừng việc thi hành án (Điều 46 Luật người chưa thành niên)
● người chưa thành niên đã có quyết định có biện pháp bảo hộ không thể bị khởi tố hay chuyển giao lên Ban người chưa thành niên của Tòa án với cùng một vụ án.
VII. Lời kết luận
● Người dân luôn dành sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn vào Tòa án gia đình
● Tòa án gia đình là Tòa án gần gũi nhất với nhân dân. Không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai, sự vận hành Tòa án gia đình có liên quan trực tiếp đến tình hình đất nước.
● Thẩm phán phụ trách xét xử người chưa thành niên trong gia đình thông qua quá trình xét xử cụ thể, tổng hợp các tài nguyên xã hội cần thiết để giải quyết vấn đề người chưa thành niên và gia đình, phát huy tinh thần lãnh đạo về mặt tư pháp để hình thành sự đồng cảm, hợp tác tương trợ trong xã hội
● Kỳ vọng nhận được nhiều sự quan tâm đối với sự phát triển của Tòa án gia đình và chế độ hôn nhân gia đình và người chưa thành niên tại Hàn Quốc
Cơ cấu tổ chức của Tòa án Gia đình Seoul
(Kỳ sau: Chế độ án lệ của Hàn Quốc)
%PDF-1.6 %���� 24906 0 obj <> endobj 24915 0 obj <>/Filter/FlateDecode/ID[<7FF7F8024977C44697FCF5A4A8568377>]/Index[24906 34 24942 1]/Info 24905 0 R/Length 71/Prev 20811263/Root 24907 0 R/Size 24943/Type/XRef/W[1 3 1]>>stream h�bbd```} ��LV�H�� � ,�r��$[����vL��7A�@L�gX������ ` �yG endstream endobj startxref 0 %%EOF 24939 0 obj <>stream h��Y�[?3�5��~ ���|M���%b� ��𱻂nH�h���5(�6Y4M�h��`Ҡ>rSI�QJhb�����s�n�J�����F�A��j����̙�ŶAx��w�y�����yv $�<� �� �4P�U9��E �����*Sy:8�Δ��C �9���7y�!9 �)P
Bảng câu hỏi hay phiếu khảo sát là công cụ để thu thập dữ liệu nhanh chóng với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo tính khách quan, bao quát tổng thể dữ liệu. Để có được bảng câu hỏi chính thức, cần xây dựng từ bảng câu hỏi nháp và sơ bộ.
Quy trình thiết kế bảng câu hỏi phục vụ nghiên cứu định lượng tổng quát được trình bày ở Hình 1.
[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2017]
Hình 1. Quy tình thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi nháp là cơ sở để hình thành bảng câu hỏi sơ bộ. Cần dựa trên mô hình lý thuyết nghiên cứu và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu để xây dựng. Không có một cơ sở khoa học nào có thể đảm bảo một bảng câu hỏi được thiết kế là tốt nhất. Muốn tìm được cơ sở lý thuyết phù hợp thì nhà nghiên cứu cần xác định rõ chủ đề và mục tiêu nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết bao gồm khái niệm, lý thuyết, các công trình liên quan. Nhiệm vụ cốt yếu là dựa trên lý thuyết để đề xuất những khái niệm, phát biểu phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
Sau khi xác định được bảng câu hỏi nháp, nhà nghiên cứu cần điều chỉnh bằng phương pháp định tính. Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu, trao đổi với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Những người đó bao gồm những người trong ban giám đốc, nhân viên lâu năm của doanh nghiệp, các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành… Mục đích kiểm tra nội dung, bổ sung kiến thức, từ ngữ, tránh câu hỏi khó…
Cần tối thiểu 3 câu hỏi để biểu diễn 1 yếu tố. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá thang đo, có thể xảy ra trường hợp cần loại biến đầu vào (câu hỏi) để tăng độ tin cậy thang đo. Vậy nên nhà nghiên cứu cần đưa ra ít nhất 4 đến 5 câu hỏi cho một yếu tố khi xây dựng bảng câu hỏi nháp.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu nên tuân theo 6 tiêu chí sau đây để hoàn thiện bảng câu hỏi.
Mỗi câu hỏi trong bảng câu hỏi nên xác định một thông tin cần thiết hoặc phục vụ một mục đích nhất định. Nếu kết quả dữ liệu không thỏa mãn yêu cầu sử dụng thì câu hỏi nên bị loại bỏ.
Để đánh giá nội dung câu hỏi, nhà nghiên cứu cần tự trả lời các câu hỏi sau:
Người được hỏi thường không muốn cung cấp thông tin nhạy cảm, cá nhân vì nó ảnh hưởng hình ảnh và lợi ích của chính họ. Nếu phải trả lời trong hoàn cảnh không được thoải mái như vậy, người được hỏi sẽ bỏ qua bảng câu hỏi hoặc trả lời không chính xác. Những chủ đề nhạy cảm như tiền bạc, cuộc sống gia đình, chính trị, tôn giáo nên được hỏi theo một trong những cách sau.
Đặt câu hỏi nhạy cảm ở cuối bảng câu hỏi.
Câu hỏi bày tỏ thái độ hoặc sự quan tâm đối với mục được hỏi. Ví dụ muốn khai thác thông tin về mức nợ của người được hỏi, nhà nghiên cứu có thể hỏi “Thực tế gần đây cho thấy mức nợ nần của người dân thành phố rất trầm trọng?”
Sử dụng kỹ thuật người thứ ba. Ví dụ để khai thác thông tin về mức nợ của người được hỏi, nhà nghiên cứu nên đặt câu hỏi “Người hàng xóm cho rằng mức nợ nần của bạn rất trầm trọng?”.
Cung cấp nhóm trả lời gợi ý thay vì hỏi trực tiếp. Đừng hỏi: “Thu nhập hằng năm của bạn bao nhiêu?”. Thay vào đó, yêu cầu người trả lời tích chọn nhóm thu nhập ở câu trả lời.
Câu hỏi có thể có cấu trúc (đóng) hoặc phi cấu trúc (mở).
Câu hỏi phi cấu trúc là kiểu câu hỏi mở, người trả lời hoàn toàn tự do diễn đạt câu trả lời của mình tùy theo phạm vi mà người phỏng vấn dành cho họ. Câu hỏi không có sẵn câu trả lời.
Bất lợi lớn nhất của bảng câu hỏi phi cấu trúc là thu được dữ liệu định danh hoặc thứ tự nên không thể xử lý bởi các công cụ phân tích thống kê, đánh giá thang đo, lọc nhiễu dữ liệu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha hay phân tích nhân tố khám phá EFA.
Câu hỏi cấu trúc hay câu hỏi đóng, có tập hợp những câu trả lời để người được hỏi lựa chọn. Cấu trúc có thể là câu hỏi nhiều lựa chọn, đề nghị người trả lời chọn một, hoặc câu hỏi dạng thang đo.
Câu hỏi cấu trúc sử dụng cho nghiên cứu định lượng có câu trả lời là thang đo và các yêu cầu câu hỏi chính phải có cùng kiểu thang đo. Tuy nhiên, ngoài những câu hỏi chính với gợi ý trả lời là thang đo, nhà nghiên cứu có thể sử dụng một số câu hỏi lựa chọn hoặc mở để khám phá thêm một vài điểm nào đó (dạng nghiên cứu hỗn hợp).
Từ hỏi dùng để diễn tả nội dung. Từ hỏi không đúng dẫn đến người trả lời không hiểu đúng nội dung câu hỏi và kết quả trả lời không chính xác.
Trình tự câu hỏi có tác động đến việc phát triển bảng câu hỏi. Hỏi về ý kiến của người trả lời về một chủ đề có thể là những câu hỏi mở đầu tốt vì một người thường thích thể hiện tâm sự của họ. Câu hỏi mở đầu có thể xác định liệu người trả lời có đúng là đối tượng cần thu thập dữ liệu không.
Dữ liệu thu được từ một bảng câu hỏi được phân thành 3 loại, (1) dữ liệu quan trọng, (2) dữ liệu phân loại và (3) dữ liệu đồng nhất. Dữ liệu quan trọng có liên hệ trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu nên được ưu tiên thu thập trước. Dữ liệu phân loại bao gồm các đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân khẩu học được dùng để phân loại người trả lời và để hiểu hơn về kết quả điều tra. Dữ liệu đồng nhất bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại… cũng cần có để biết liệu người trả lời có đúng đối tượng nghiên cứu không.
Những câu nhạy cảm, phức tạp nên đặt ở cuối bảng câu hỏi và kế tiếp nhau, thông tin phân loại và đồng nhất cũng nên được đặt ở phần cuối này.
Cách một bảng câu hỏi được in ra cũng có tác động đến kết quả. Nếu bảng câu hỏi được in ra bằng giấy kém chất lượng thì người trả lời sẽ nghĩ rằng dự án không quan trọng và các trả lời sẽ bị tác động bất lợi.
Khi in bảng câu hỏi, nên giữ hình thức như của một cuốn sách nhỏ hơn là một tập giấy vì cuốn sách thì dễ lật hơn. Một câu hỏi nên được in ra trên cùng một mặt giấy (hay trên một trang giấy), nên tránh việc chia câu hỏi ra thành nhiều phần. Việc chia như vậy sẽ làm cho người trả lời nhầm là câu hỏi đã kết thúc ở cuối trang và không hoàn thành câu trả lời.
Thực hiện chỉnh sửa câu hỏi ở bảng câu hỏi nháp, người thực hiện nghiên cứu thu được Bảng câu hỏi sơ bộ. Ngoài ra, bảng câu hỏi hay phiếu khảo sát cần được bổ sung câu hỏi gạn lọc, thông tin về mã số phiếu và ngày phỏng vấn.
Bảng câu hỏi sơ bộ nghiên cứu cần lấy ý kiến của một số đối tượng khảo sát (khoảng 30 đến 50) rồi sử dụng các phương pháp định lượng để kiểm định. Lần thu thập này không vì mục đích dữ liệu mà là để đánh giá bảng câu hỏi sơ bộ.
Sau khi thu thập dữ liệu bằng cách yêu cầu đối tượng trả lời các phiếu khảo sát sơ bộ, kết quả khảo sát được nhập vào phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống kê khoa học xã hội) để xử lý. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ thang đo (tham khảo thêm bài viết ĐÁNH GIÁ THANG ĐO NGHIÊN CỨU).
Bên cạnh đó, mục đích của phân tích nhân tố khám phá EFA là để tái phân nhóm cho các câu hỏi dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ. Nói cách khác là tái phân nhóm (nhân tố) cho các câu hỏi khảo sát dựa vào kiến thức, kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu của các đối tượng được khảo sát.
Kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi sơ bộ giúp hình thành bảng câu hỏi chính thức.
Bảng câu hỏi chính thức được nghiên cứu trên số lượng lớn dữ liệu.