Những Tháp Truyền Hình Cao Nhất Thế Giới
Sở hữu chứng chỉ IELTS với số điểm càng cao, bạn sẽ càng có cơ hội tốt trong những việc dưới đây:
Cách tính điểm IELTS Writing và Speaking
Dù là có 2 dạng đề khác nhau (Academic và General Training) nhưng điểm đều sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Ở phần thi này, chủ đề cũng sẽ tương tự hai phần như trên với hình thức trò chuyện trực tiếp với giám khảo trong vòng từ 11 – 14 phút. Cuộc trò chuyện được chấm dựa trên các tiêu chí:
Điểm IELTS cao nhất là bao nhiêu?
Điểm IELTS cao nhất mà một thí sinh có thể đạt được là 9.0. Điểm này tương ứng với mức “Expert User” trong cả bốn kỹ năng: Nghe, Đọc, Viết và Nói. Tuy nhiên, đạt điểm 9.0 là rất khó và chỉ có số lượng nhỏ thí sinh đạt được điểm này.
Đa số người học IELTS mục tiêu đạt các mức điểm 7.0 đến 8.0 để đáp ứng yêu cầu đối với việc học tập, làm việc hoặc di cư tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Bí kíp để đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS
Để đạt được điểm cao trong kỳ thi IELTS, bạn cần có một chiến lược hợp lý và chuẩn bị kỹ càng. Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS:
Bên cạnh những bí quyết trên, bạn cũng có thể tham gia các khóa học IELTS ở các trung tâm để nhận được sự hướng dẫn từ giảng viên – những người có kinh nghiệm.
Vietop English là một trong những trung tâm uy tín được nhiều bạn trẻ tin tưởng lựa chọn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo, luyện thi, khi tham gia các khóa học tại đây, bạn sẽ được thầy cô hướng dẫn, giải đáp tất cả các thắc mắc trong quá trình học một cách rõ ràng và chi tiết nhất.
Có thực sự cần thiết đạt tới band điểm IELTS 9.0?
Mức yêu cầu band điểm IELTS phổ biến để phục vụ việc xét tuyển trung học phổ thông, miễn các học phần tiếng Anh ở trên trường, du học, định cư ở nước ngoài, hoặc thăng tiến trong công việc thường sẽ dao động trong khoảng từ IELTS 6.5 – IELTS 8.5. Vì vậy, việc đạt được điểm 9.0 IELTS mang tính chinh phục nhiều hơn là nhu cầu.
Những tháp đồng hồ đẹp nhất thế giới
Tháp đồng hồ không chỉ mang nghĩa chỉ thời gian mà còn là vật chứng cho nhiều biến cố lịch sử. Chúng trở thành biểu tượng kiến trúc và là điểm thu hút khách du lịch trên khắp thế giới.
Tháp đồng hồ Big Ben đặt tại trung tâm Thủ đô London của Vương quốc Anh. Hoàn thành vào năm 1859, tòa tháp được xây dựng bằng các đá phiến, đá hoa cương lớn và trở thành một trong những biểu tượng của xứ sở sương mù. Năm 2012, Big Ben được đổi tên thành Tháp đồng hồ Elizabeth nhân kỷ niệm Đại lễ Kim Cương của Nữ hoàng Anh - Elizabeth. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Saviour của Nga được thiết kế vào năm 1491 bởi kiến trúc sư người Italy - Pietro Antonio Solari. Saviour bắt đầu vận hành năm 1625. Đến năm 1851, tháp được cải tạo và gắn thêm ngôi sao năm cánh. Ngôi sao sáng rực rỡ cả ngày lẫn đêm và xoay liên tục như một chiếc chong chóng. Ảnh: 123rf.com
Tại xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, tháp Zytglogge cao 54,5m có từ thời trung cổ. Đầu tiên, Zytglogge làm sứ mệnh canh giữ phía Tây thành Bern, rồi được sử dụng làm nơi giam giữ tù nhân, trước khi trả về cho nó cái tên đúng nghĩa tháp đồng hồ thiên văn. Vào thế kỷ 15, chiếc đồng hồ thiên văn này được chuyển đến để dự đoán vị trí các hành tinh và xác định ngày trong tuần. Kiến trúc của chiếc đồng hồ thay đổi dần theo từng thế kỷ và lần cải tạo gần đây nhất vào năm 1890. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad đặt tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Được xây dựng năm 1897 dưới chế độ thực dân Anh, tòa nhà liên hợp và tháp đồng hồ là một phần không thể thiếu của Quảng trường Merdeka. Đây là công trình kiến trúc của nhà thờ hồi giáo được tô điểm bởi phong cách Maroc. Tháp như nhân chứng sống trong sự kiện hạ cờ Anh, kéo cờ Malaysia ngày 31/8/1957, chấm dứt giai đoạn thuộc địa của quốc gia này. Ảnh: visitkl.com.my
Tháp đồng hồ Rajabai được xây dựng trong ký túc xá Đại học Mumbai, Ấn Độ vào thế kỷ 19. Cha đẻ của công trình này là kiến trúc sư George Gilbert Scott. Điều đặc biệt là vị kiến trúc sư người Anh này chưa một lần đặt chân đến Mumbai, ông chỉ gửi bản thiết kế từ văn phòng của mình ở Thủ đô London. Tháp đồng hồ Rajabai được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với tháp đồng hồ Big Ben. Ảnh: Indiatour.net.
Tháp đồng hồ tại nhà ga Limoges, Pháp có kiến trúc mái vòm với màu xanh đặc trưng của các tòa nhà ở nơi đây. Mặt đồng hồ sử dụng chữ số La mã với số bốn được viết thành IIII thay vì IV. Sự khác biệt này mang tính thẩm mỹ giúp giữ đều khoảng cách giữa số 4 và số 8. Đặc biệt, thời gian ở đây luôn được chỉnh nhanh hai phút, giúp hành khách khẩn trương bắt kịp những chuyến tàu. Ảnh: flickr.com
Tháp đồng hồ Wrigley, Chicago, Mỹ lát đá đặc biệt với sáu cấp độ màu từ trắng tối ở chân tháp đến trắng xanh ở đỉnh tháp tạo cảm giác tỏa sáng. Được xây dựng từ năm 1920, Wrigley được lấy cảm hứng từ tháp chuông La Giralda, Tây Ban Nha. Ảnh: imageshack.us
Có tuổi đời trẻ nhất, tháp đồng hồ Abraj Al Bait, Meca tại Ả rập Saudi được khánh thành năm 2012. Tháp được đặt trên đỉnh tòa nhà 76 tầng gồm tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và mua sắm ở Meca. Cao 601m, đây là tòa tháp đồng hồ cao thứ hai thế giới. Mỗi mặt tháp có đường kính 46m và được gắn 2 triệu đèn led để thắp sáng mỗi đêm. Hàng ngày, đồng hồ đổ chuông để báo giờ cầu nguyện cho các tín đồ đạo hồi trong thành phố. Tại đây, cũng có đài quan sát dành cho khách du lịch ngắm toàn cảnh thành phố. Ảnh: Urban peek
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
Nhiều người nghĩ USD, bảng Anh... là những đồng tiền giá trị nhất thế giới nhưng trên thực tế, danh hiệu này không thuộc về 2 loại tiền tệ trên.
Theo Bestdiplomats , các loại tiền tệ mạnh nhất đã được kiểm tra, có tính đến số lượng tiền mặt nước ngoài thu được trên mỗi đô la Mỹ. Bảng xếp hạng đồng tiền giá trị nhất thế giới dựa trên thông tin từ Open Exchange, đơn vị cung cấp tỷ giá chuyển đổi.
Một dinar Kuwait trị giá 3,26 USD, trở thành đồng tiền giá trị cao nhất thế giới.
Kuwait là một quốc gia giàu có, chủ yếu là nước xuất khẩu dầu mỏ ra thế giới, nằm giữa Ả Rập Saudi và Iraq. Kuwait cũng là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Đồng dinar của Kuwait. (Ảnh: Getty)
Khả năng phục hồi và ổn định của đồng Dinar được củng cố nhờ Chính phủ Kuwait đã đưa ra các chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân, đa dạng hóa nền kinh tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào thu nhập từ dầu mỏ. Kuwait cũng có dự trữ ngoại hối lớn, cung cấp mạng lưới an toàn trước những cú sốc kinh tế bên ngoài và đảm bảo sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng dinar.
Đồng dinar Bahrain là loại tiền tệ có giá trị thứ hai trên thế giới, trị giá 2,65 USD cho mỗi dinar Bahrain. Tương tự như Kuwait, phần lớn thu nhập của Bahrain đến từ xuất khẩu dầu khí.
Mỗi đồng Rial Oman trị giá 2,60 USD. Oman nằm gần mũi bán đảo Ả Rập, giữa Yemen và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Oman là nước xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ lớn, giống như các nước láng giềng giàu có khác.
Đồng dinar Jordan bằng 1,41 USD. Jordan là một quốc gia Trung Đông phần lớn không giáp biển. Tỷ giá của đồng tiền Dinar Jordan duy trì được ổn định trong suốt 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, điều này đã trở thành yếu tố thu hút các khoản đầu tư của Mỹ cho Jordan.
Một bảng Anh trị giá 1,28 USD. Theo Ngân hàng Thế giới, Anh đứng thứ 6 trong số tất cả các quốc gia về GDP. Đây cũng là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu.
Một bảng Gibraltar trị giá 1,28 USD. Nằm ở điểm cực nam của Tây Ban Nha, Gibraltar giữ vị thế lãnh thổ chính thức của Anh.
Đồng tiền chính thức của Gibraltar, GIP, được phát hành bởi Chính phủ Gibraltar và được quản lý bởi Cơ quan tiền tệ Gibraltar.
Một đô la Quần đảo Cayman trị giá 1,20 đô la Mỹ. Nằm ở vùng biển Caribbean, Quần đảo Cayman là thuộc địa của Anh, đóng vai trò là trung tâm tài chính nước ngoài.
Một franc Thụy Sĩ trị giá 1,15 USD. Với sự ổn định chính trị của Thụy Sĩ, đồng franc Thụy Sĩ được coi là nơi trú ẩn an toàn và là đồng tiền hợp pháp chính thức của cả Thụy Sĩ và Liechtenstein.
Một euro trị giá 1,10 USD. Đây là đồng tiền chính thức của khu vực đồng tiền chung châu Âu, bao gồm 20 trong số 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.
Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1700, đồng đô la Mỹ (USD) đã được chấp nhận là tiền hợp pháp ở Mỹ. Cho đến nay, đây là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên toàn thế giới.
Ngoài ra, đồng USD còn được sử dụng để định giá nhiều loại hàng hóa bao gồm đồng, vàng và dầu. Đây là loại tiền dự trữ lớn nhất thế giới, có nghĩa là các ngân hàng trung ương nắm giữ phần lớn số tiền này.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Không chỉ có Saverin, đang xuất hiện một làn sóng những người giàu có mang quốc tịch Mỹ xin từ bỏ quốc tịch này với mục đích “né” thuế. Trong bối cảnh nợ công gia tăng ở Mỹ và châu Âu, các quốc gia này tìm cách thu thuế triệt để nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách. Thực tế này có tác động không nhỏ tới tầng lớp giàu có.
Hiện nay, thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất ở Mỹ là 35%, nhưng Mỹ chưa phải là nước nằm trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thu nhập cao nhất thế giới. Hãng tin CNBC dẫn số liệu từ hãng kiểm toán KPMG cho hay, Mỹ mới chỉ đứng thứ 23 trong tổng số 96 quốc gia được hãng này điều tra về thuế thu nhập cá nhân.
Đối nghịch với những “thiên đường thuế” của thế giới là những quốc gia và vùng lãnh thổ đánh thuế thu nhập trên dưới 50%. Dưới đây là danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ đánh thuế thu nhập cá nhân mạnh nhất:
Mức thuế thu nhập cá nhân 48% của Ireland cao hơn nhiều mức trung bình 40% ở khu vực Bắc Âu. Trên thực tế, theo KPMG, Bắc Âu là khu vực đánh thuế thu nhập cá nhân cao thứ nhì trên thế giới. Với nỗ lực nhằm thu hẹp mức thâm hụt ngân sách khổng lồ sau khủng hoảng tài chính, Chính phủ Ireland đã tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1 điểm phần trăm năm thứ ba liên tục vào năm ngoái. Mức thuế cao nhất 48% của nước này đánh vào thu nhập từ 43.900 USD trở lên. Tuy thuế thu nhập cá nhân cao, Ireland là một trong những quốc gia đánh thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất ở châu Âu, chỉ ở mức 12,5%. Để cắt giảm thêm thâm hụt ngân sách, Chính phủ Ireland mới đây còn đưa ra một loại thuế mới là thuế sở hữu nhà 100 Euro/hộ gia đình mỗi năm.
Mức thuế thu nhập 49,2% ở Phần Lan có hiệu lực đối với mức thu nhập từ 91.000 USD. Vào năm 2004, thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở nước này lên tới đỉnh 53,5% nhưng sau đó được giảm dần do Chính phủ muốn để người dân “dễ thở” hơn trong bối cảnh lạm phát leo thang. Ngoài thuế thu nhập đóng cho Chính phủ, người dân Phần Lan còn phải đóng thuế cấp địa phương, thuế cho nhà thờ, thuế an sinh xã hội, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế lợi tức… Do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu, Phần Lan có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế trong năm nay. Vì vậy, Chính phủ nước này đã công bố kế hoạch tăng nguồn thu từ thuế, bao gồm tăng thuế thu nhập đánh vào những người thu nhập trên 132.000 USD/năm hoặc được thừa kế từ 1,3 triệu USD trở lên.
Vào năm 2010, Anh tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân 10 điểm phần trăm lên mức 50%. Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, Chính phủ nước này tuyên bố sẽ cắt giảm thuế suất đánh vào những người có thu nhập cao nhất xuống còn 45% có hiệu lực từ tháng 4 năm 2013. Ngoài ra, mức thu nhập bắt đầu bị đánh thuế được nâng lên 14.300 USD, giúp nhiều người thu nhập thấp thoát khỏi cảnh phải đóng thuế. Tuy nhiên, một loại thuế tem mới được tung ra, với thuế suất 7%, đánh vào những giao dịch bất động sản trị giá từ 3,24 triệu USD trở lên. Thuế suất cao nhất ở Anh đánh vào thu nhập từ 231.000 USD trở lên.
Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất nằm trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đánh thuế thu nhập cá nhân cao nhất thế giới. Thuế suất 50% ở nước này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 23% ở khu vực châu Á. Thuế thu nhập cá nhân ở Nhật gồm 2 phần, với thuế suất cao nhất 40% đánh vào thu nhập từ 217.000 USD, cộng thêm 10% thuế địa phương. Nhật hiện là nước có mức thu thuế thấp thứ 5 trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong khi nước này đang phải chật vật với nợ công gia tăng. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã chứng kiến tỷ lệ ủng hộ ông sụt giảm mạnh sau khi đề suất tăng thuế tiêu thụ gấp đôi lên 10% vào năm 2014.
Thuế suất 50% ở Bỉ cao hơn 5 điểm phần trăm so với mức trung bình của Tây Âu, khu vực có mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất thế giới. Mức thuế suất cao nhất ở Bỉ đánh vào thu nhập từ 46.900 USD trở lên. Người lao động ở nước này phải đóng thuế an sinh 13%, thuế địa phương ở mức 11% thu nhập, thuế giá trị tài sản gia tăng 16,5% hoặc 33%. Theo một nghiên cứu gần đây của OECD, người Bỉ phải chịu gánh nặng thuế khóa và an sinh xã hội cao hơn người dân ở bất kỳ nước nào trong khối này. Vào năm 2011, một người có thu nhập trung bình ở Bỉ chỉ được đem về nhà chưa đầy 45% số tiền mà chủ sử dụng lao động trả cho họ. Tầng lớp thu nhập cao thậm chí chỉ đem về nhà dược 40% thu nhập.
Dù thường được đánh giá là một trong những nơi có cuộc sống dễ chịu nhất thế giới, Áo lại là một quốc gia đánh thuế thu nhập và thuế an sinh cao chót vót. Mức thuế suất cao nhất 50% của Áo đánh vào thu nhập từ 80.000 USD trở lên. Thuế an sinh dao động từ 17-18%, chưa kể thuế đánh vào các khoản thu nhập đặc biệt như tiền thưởng nghỉ lễ là 6%, thuế bất động sản 0,5-1% giá trị căn nhà mỗi năm, chưa kể thuế giá trị tài sản gia tăng ở mức 25%... Mới đây, Chính phủ Áo đạt thỏa thuận với Chính phủ Thụy Sỹ về việc đánh thuế vào tiền gửi của người Áo tại các ngân hàng Thụy Sỹ. Theo đó, các khoản tiền gửi này sẽ bị đánh thuế từ 15-38%.
Thuế suất tối đa 52% của Hà Lan cao hơn nhiều mức trung bình 45,7% của khu vực Tây Âu. Mức thuế suất tối đa này áp dụng cho thu nhập chịu thuế từ 74.500 USD trở lên. Người Hà Lan cũng phải nộp thuế bất động sản hàng năm từ 470-800 USD, bên cạnh mức thuế giá trị tài sản gia tăng 25%, thuế chuyển nhượng đất 6% và thuế đánh vào tài sản thừa kế dao động từ 10-40%. Để cắt giảm thâm hụt chi tiêu công, Hà Lan đã quyết định sẽ không tăng lương cho viên chức nhà nước trong 2 năm 2013-2014 để tiết kiệm 3 tỷ USD, đồng thời tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 để giảm bớt gánh nặng lương hưu. Trong bối cảnh kinh tế Hà Lan suy thoái từ tháng 7 năm ngoái, các biện pháp trên có thể khiến tiêu dùng ở nước này 3% trong năm 2013.
Vào năm 2008, thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất ở Đan Mạch lên tới 62,3% trước khi giảm về mức 55,4% hiện nay. Tuy nhiên, Đan Mạch vẫn là nước đánh thuế thu nhập cao thứ ba trên thế giới. Mức thuế cao nhất của Đan Mạch đánh vào thu nhập chịu thuế từ 76.000 USD trở lên. Ngoài ra còn có thuế lợi tức và giá trị tài sản gia tăng dao động từ 28-4%, thuế nộp cho nhà thờ từ 0,4-1,5%, thuế bất động sản từ 1-3% giá trị căn nhà, thuế đánh vào quà tặng lên tới 15%... Theo OECD, trong thập kỷ qua, Đan Mạch đã giảm dần gánh nặng thuế khóa cho người dân.
Thụy Điển là 1 trong 8 nước châu Âu có mặt trong danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ đánh thuế thu nhập cao nhất thế giới. Thuế suất cao nhất 56,6% ở Thụy Điển đánh vào thu nhập chịu thuế từ 81.000 USD trở lên. Ngoài ra, người lao động còn phải nộp thuế an sinh xã hội tối đa 4.300 USDS mỗi năm, bên cạnh thuế 30% đánh vào thu nhập từ đầu tư, thuế bất động sản nộp cho địa phương ở mức 960 USD/năm, cộng thêm 0,75% giá trị bất động sản. Bị đánh thuế cao nhưng đổi lại, người dân Thụy Điển được hưởng một hệ thống an sinh xã hội hào phóng. Nước này có tỷ lệ chi cho các dịch vụ xã hội so với GDP cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Người Thụy Điển được hưởng giáo dục miễn phí, chi phí y tế và giao thông công cộng thấp, cùng với hệ thống lương hưu cơ bản được chính phủ bảo đảm.
Aruba, một vùng lãnh thổ của Hà Lan, là nơi có thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất thế giới. Đây cũng là nơi duy nhất ở châu Mỹ có tên trong danh sách này. Trước năm 2007, thuế suất cao nhất ở Aruba còn lên tới 60%. Mức 58,95% hiện tại đánh vào thu nhập chịu thuế từ 165.000 USD trở lên. Các cá nhân đã kết hôn được hưởng mức thuế tối đa thấp hơn, ở mức 55,85%. Ngoài ra, người dân Aruba còn phải chịu thuế giá trị tài sản gia tăng ở mức 25%, bên cạnh các khoản đóng góp về y tế, lương hưu, bảo hiểm… Tuy có mức thuế cao, Aruba được biến đến là một trong những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sống cao nhất ở khu vực Caribbean. Trong khi thuế ở Aruba cao ngất ngưởng thì nhiều đảo khác ở Caribbean lại không đánh thuế thu nhập cá nhân và được xem là “thiên đường thuế” như Bahamas, Bermuda hay Cayman Islands.
Trang Rediff đã điểm qua những đồng tiền được định giá ở mức cao nhất thế giới dựa trên tỷ giá của các đồng tiền này so với các đồng USD và Euro. Tất nhiên, tỷ giá không nhất thiết đồng nghĩa với tầm quan trọng và ảnh hưởng của các đồng tiền.
Chị Nguyễn Thanh Bình chinh phục thành công đỉnh Ama Dablam trên dãy Himalayas (Nepal) cùng nhà leo núi Phan Thanh Nhiên - Ảnh: NVCC
Năm 2024 ghi nhận nhiều người Việt Nam chinh phục thành công (summit) các đỉnh núi khét tiếng về độ khó tại dãy tuyết sơn Himalayas vùng Nam Á.
Một tuần trước khi lên được đỉnh Ama Dablam, chị Thanh Bình cũng chinh phục thành công đỉnh Lobuche cao 6.119m cách Ama hơn 10km đường chim bay.
Ngày 14-11, chị Thanh Bình đã về đến Hà Nội, khép lại chuyến đi rất thành công và tiếp tục hướng tới những chuyến leo núi mới trong năm 2025.
Người leo núi không phải cho mọi người thấy bạn đã làm được gì, danh hiệu gì. Đó là hành trình khám phá, tìm kiếm bản thân từ bên trong. Hành trình đó chỉ có mình bạn đối diện với con người thật của bạn. Bạn sẽ giác ngộ nhiều khía cạnh cuộc sống, sẽ nhận ra điều gì là giá trị đích thực của cuộc đời mình.
Chị NGUYỄN THANH BÌNH (người phụ nữ Việt đầu tiên lên đỉnh Ama Dablam)
Trước đó nhiều người Việt đã cố gắng chinh phục các thử thách khác nhau trên vùng núi non hiểm trở "nóc nhà thế giới".
Bác sĩ phẫu thuật Ngô Hải Sơn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Hà Nội) dành hẳn một tháng ròng đến Pakistan để leo núi K2 - ngọn núi cao thứ nhì thế giới sau Everest nhưng lại khét tiếng là "đỉnh núi nguy hiểm nhất thế giới".
"K2 trên dãy núi lớn Karakoram bao trùm biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc. Tôi bắt đầu hành trình leo bộ dài 100km từ Askoli thuộc Skardu đến Trại nền K2.
Sau đó phải thực hiện việc luyện tập thích nghi leo lên xuống các trại 1-2-3... của núi để cơ thể thích nghi độ cao (rotation) trong suốt hai tuần. Khi giảm thiểu nguy cơ bị sốc độ cao (AMS) và đợi đến ngày thời tiết tốt, tôi mới chính thức hành trình leo thẳng lên đỉnh cao 8.611m vào ngày 28-7", bác sĩ Hải Sơn cho biết.
Đỗ Hữu Nam và người sherpa dẫn đường Sonam Jangbu trên đỉnh núi Manaslu 8.163m - Ảnh NVCC
Như vậy, bác sĩ Hải Sơn trở thành người Việt thứ hai sau anh Khải Nguyễn (kỹ sư công nghệ hiện đang làm việc tại Mỹ) chinh phục thành công K2.
Với những người yêu môn thể thao mạo hiểm như leo núi, câu nói "thất bại là mẹ thành công" rất hợp bởi trước đây bác sĩ Sơn và kỹ sư Khải từng leo ngọn Manaslu ở Nepal song lên tới Trại 3 (6.800m) thì buộc phải quay xuống vì tuyết lở.
Đến cuối tháng 9-2024, trong mùa leo núi thu đông ở Nepal, lần lượt các nhà leo núi/huấn luyện viên Bùi Văn Ngợi, hướng dẫn viên Đỗ Hữu Nam, doanh nhân Nguyễn Mạnh Duy và kỹ sư Khải Nguyễn tham gia leo núi Manaslu cao 8.163m (cao thứ 8 thế giới) trên Himalayas.
Đỗ Hữu Nam lên đỉnh Manaslu thành công lúc gần 6h sáng 24-9, còn kỹ sư Khải Nguyễn cũng summit Manaslu sáng 25-9. Đây là hai người Việt đầu tiên được Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Nepal cấp giấy chứng nhận summit Manaslu.
Chị Nguyễn Thanh Bình trên dãy Himalayas tháng 11-2024
Trả lời Tuổi Trẻ, chị Nguyễn Thanh Bình kể: "Nếu như đường leo Lobuche không quá khó khăn chỉ cần mình vững bước là tới đích thì Ama Dablam lại là ngọn núi có địa hình rất thách thức, nhất là đối với nữ giới.
Chúng tôi phải đu dây vượt nhiều đoạn dốc đá cao thẳng đứng, cheo leo nguy hiểm, đòi hỏi người leo không chỉ có thể lực tốt mà còn vững kỹ thuật".
Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công nữa, theo chị Bình, đó chính là tinh thần.
"Tôi chuẩn bị kỹ tâm thế để giữ bình tĩnh, hoàn thành mục tiêu từng ngày. Tôi cảm ơn người đồng đội và đội sherpa giàu kinh nghiệm đã hỗ trợ tốt cho mình.
Sự cố một người bạn nữ leo núi khác cùng đi từ Việt Nam sang chung chuyến với tôi song bạn buộc phải dừng hành trình giữa chừng một cách đáng tiếc cũng làm cho tôi thêm quyết tâm và động lực phải summit được Ama Dablam để bù cho bạn".
Người đồng hành cùng chị Bình trong chuyến chinh phục kép đỉnh Lobuche và Ama Dablam là nhà huấn luyện leo núi Phan Thanh Nhiên - một trong số rất ít người Việt Nam đã chinh phục được Everest.
Chị Bình cho biết: "Thanh Nhiên là bạn bè lâu năm và cũng là người thầy về leo núi đầu tiên của tôi. Chúng tôi rất hiểu ý nhau trên hành trình. Tôi luôn nhớ lời Nhiên để đến được với ước mơ thì không có cách nào khác là phải duy trì tập luyện hằng ngày, suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề".
Bác sĩ Ngô Hải Sơn trên đỉnh núi “nguy hiểm nhất thế giới” K2
Trong đợt leo núi mùa xuân ở Nepal tháng 4-2023, Phan Thanh Nhiên và Thanh Bình từng leo Everest.
Tiếc là khi leo đến độ cao 6.800m, chị Bình hay tin dữ từ Việt Nam báo sang là bố của chị qua đời. Trong tâm trạng rối bời, chị Bình từ bỏ hành trình, trở về Hà Nội thọ tang bố chỉ với tấm hộ chiếu trên tay.
"Sau đó, tôi trở lại Nepal thu dọn đồ đạc còn để lại. Được sự động viên của sherpa, tôi thử leo Everest lần nữa và đã lên tới Trại 3 (7.500m). Tiếc là đến đây tôi lại không thể đi tiếp được nữa do thời tiết quá xấu, có bão lớn. Tôi bắt buộc phải từ bỏ ước mơ để đi xuống", chị Bình kể.
"Hành trình Everest là ký ức không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời đối với tôi. Sau đó tôi đã có một khoảng lặng dài như để trốn tránh, lãng quên, cất giấu đi tất cả mọi việc liên quan đến núi.
Mãi đến ngày đầu năm 2024, tôi lại leo núi Sa Mu U Bò ở Sơn La để đón ánh bình minh đầu tiên chào đón năm mới trên đỉnh núi theo thói quen duy trì hằng năm. Khoảnh khắc đó tôi mới nhận ra rằng mình không thể từ bỏ leo núi. Rằng tôi sẽ quay lại", chị Bình chia sẻ đam mê và ý chí.
Thế là trong năm 2024, Bình lên đường chinh phục "nóc nhà châu Phi" Kilimanjaro (5.895m) ở Tanzania rồi tới Lobuche và Ama Dablam.
"Đây là những hành trình giúp tôi tìm lại sự tự tin, niềm tin vào bản thân, đồng thời cũng khẳng định lại sự phù hợp về thể lực của mình với môn leo núi khắc nghiệt".
Còn về giấc mơ Everest dang dở? Người phụ nữ Hà Nội yêu viết văn, vẽ tranh và dạy nghệ thuật cho thiếu nhi này thổ lộ:
"Tôi đã hoàn thành bản thảo cuốn sách tựa là Đỉnh tuyết viết về những hồi ức không quên từ Everest để chia sẻ với cộng đồng leo núi, dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian tới. Và nếu ông trời còn thương và dành cho một cơ hội sau tất cả những gì tôi đã trải qua, tôi sẽ trở lại chinh phục đỉnh Everest".
"Mỗi ngọn núi tôi đã leo là một trang mới trong hành trình của bản thân, giúp tôi thêm yêu đời và quý trọng những gì mình đang có. Chinh phục đỉnh Manaslu là hành trình vượt qua giới hạn của bản thân.
Nó không chỉ là một dấu ấn về thể lực mà còn là một chiến thắng về mặt tinh thần. Điều này tiếp thêm cho tôi sức mạnh trong cuộc sống của mình", anh Đỗ Hữu Nam, người chinh phục đỉnh Ama Dablam ngày 24-9.
IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Điểm IELTS sẽ được tính theo thang điểm từ 1.0 – 9.0. Vậy, đã có ai từng đạt IELTS 9.0 chưa? Người đạt điểm ielts cao nhất thế giới là ai? Có thực sự cần thiết đạt tới band điểm IELTS 9.0? Cùng Vietop English theo dõi ngay bài viết dưới đây để được bật mí nhé!