Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Bước 1: Đọc bản vẽ, thống kê vật tư nguyên liệu

Bước đọc bản vẽ và thống kê nguồn vật tư, nguyên liệu vẫn được thực hiện bởi kiến trúc sư chuyên môn, thực hiện nghiên cứu thị trường và sáng tạo những mẫu thiết kế ấn tượng sau đó lên kế hoạch thống kê vật tư nguyên liệu.

Những tấm gỗ tự nhiên thường là những khối gỗ lớn, để dễ dàng hơn cho việc gia công, thợ gia công thường thực hiện xẻ gỗ tự nhiên lớn thành những tấm gỗ với kích thước phù hợp với nhu cầu và kích thước sản phẩm.

Ở bước này, tay nghề của người thợ trong các xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất đóng vai trò rất quan trọng vì gỗ tự nhiên có giá thành rất cao, nếu cắt không chuẩn xác gây tốn kém rất nhiều chi phí, nguyên liệu sản xuất.

Thành phẩm gỗ tự nhiên sau khi được xẻ sẽ đem đi sấy khô với mục đích tẩm chất hoá học chống mối mọt, sau đó đưa vào lò sấy.

Gỗ tự nhiên cần chuẩn bị trước thời gian từ 2-3 tháng trước khi tiến hành sản xuất đồ gỗ nội thất chính thức nhằm đảm bảo gỗ khô, có hàm lượng nước thấp, rút ngắn thời gian cho việc sấy gỗ để cung ứng ra thị trường kịp tiến độ.

Với gỗ tự nhiên luôn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ trong lò, nhiệt độ này cần được giữ ổn định để gỗ sau ra lò không bị nứt mẻ, cong vênh hay biến dạng.

Độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ sau bước sấy cần đảm bảo duy trì khoảng 15%.

Gỗ sau khi đem sấy cần đảm bảo được tiêu chí rắn chắc, bề mặt gỗ mịn, có vân đẹp, không bị cong vênh, không sứt mẻ và màu sắc tự nhiên.

Công đoạn này sẽ được thực hiện tỉ mỉ, nhiều công đoạn hơn so với gia công gỗ công nghiệp để tạo ra được sản phẩm mộc cao cấp trên thị trường đồ gỗ nội thất.

Các công đoạn được thực hiện theo quy trình như sau:

Gỗ xẻ => Bào ròng => Cắt => Ghép => bào 4 mặt => Phôi nguyên liệu.

Bước 5: Chuẩn bị để lắp ráp sản phẩm

Sau khi các tấm gỗ và chi tiết đã được chuẩn bị đầy đủ, chính xác về các thông số theo bản vẽ, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lựa chọn vân gỗ, bề mặt gỗ thích hợp để có thể sắp xếp chúng vào những vị trí trong sản phẩm.

Một số sản phẩm gỗ công nghiệp đã có sẵn lớp phủ bề mặt như Laminate, Melamine…sẽ được kiến trúc sư kiểm tra và chỉnh sửa chính xác theo bản vẽ chi tiết trước đó.

Trước khi chuyển đến phòng sơn, các sản phẩm từ gỗ công nghiệp qua bước sản xuất thường sẽ được sơn PU hoàn thiện, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng về kết cấu, mức độ chắc chắn giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm khi cung ứng ra thị trường.

Sản phẩm thô sau khi đã hoàn thành lắp ráp trong quy trình sản xuất đồ gỗ sẽ được vận chuyển đến bộ phận sơn bằng xe nâng hàng, đảm bảo nâng đỡ sản phẩm đồ gỗ dễ dàng, tiết kiệm công sức và nhân sự cho việc di chuyển, đảm bảo tối đa an toàn cho sản phẩm bằng gỗ công nghiệp.

Ở quy trình sơn này, các sản phẩm thô sẽ được sơn đảm bảo tính thẩm mĩ cao, những sản phẩm chưa đạt chất lượng cũng sẽ được điều chỉnh lại hoặc loại bỏ, chỉ giữ lại những sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt chất lượng tốt.

Bước kiểm tra thành phẩm cuối cùng sau quy trình sản xuất đồ gỗ công nghiệp sẽ được thực hiện bởi kiến trúc sư đã thiết kế nên bản vẽ, kiểm tra chính xác về màu sắc, kích thước và tính thẩm mĩ của từng sản phẩm.

Sản phẩm đồ gỗ nội thất sau khi nghiệm thu sẽ được chuyển đến quy trình đóng gói, sẵn sàng cho vận chuyển hàng hoá.

Để tránh bị xây xước trong quá trình vận chuyển sản phẩm, đồ dùng gỗ sẽ được đóng gói cẩn thận, bao bọc bằng chất liệu mềm, có khả năng chống sốc cao.

Bước 7: Lắp ráp thành phẩm, kiểm tra và đóng gói

Gỗ tự nhiên trong quá trình lắp ráp sẽ trải qua quá trình sơn trong quy trình sản xuất đồ gỗ: Sơn lót lần 1 => Lắp ráp lần 1 => Sơn lót lần 2 => Lắp ráp lần 2 => Bả sản phẩm => Sơn phủ màu theo thiết kế => Sơn phủ bóng.

Thành phẩm hoàn thiện sẽ được kiến trúc sư kiểm tra, đảm bảo chất lượng 100% và đóng gói chuẩn bị vận chuyển.

Trên đây là quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất, các xưởng sản xuất đồ gỗ mong muốn vận chuyển sản phẩm đồ gỗ một cách an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm công sức và bảo vệ được sản phẩm gỗ không bị trầy xước hãy liên hệ cùng CNSG để được tư vấn dùng sản phẩm xe nâng phù hợp.

Do đó, công ty được phép xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ các loại theo quy định. Khi Công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ thì không phải chứng minh nguồn gốc gỗ, chỉ kê khai với cơ quan hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ vào điểm 2, mục 1, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì: “Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

- Tờ khai hải quan: 2 bản chính

1.2. Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:

- Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản kê chi tiết hàng hoá:  1 bản chính và 1 bản sao;

- Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền:  1 bản (là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);

- Đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công: Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng: 1 bản chính (chỉ phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu mã hàng đó);

- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính.

Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng Hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007); Căn cứ vào Biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính thì:

- Đồ nội thất bằng gỗ có mã số thuế thuộc nhóm 9403; có thuế suất thuế xuất khẩu 0%; thuế suất thuế giá trị gia tăng: 0%.

Tuy nhiên, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu.

Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Quyết định 02/2007/QĐ-BTM ngày 8/1/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AK để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc có quy định:

“Điều 5. Đăng ký hồ sơ thương nhân

1. Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK lần đầu tiên cho tổ chức cấp C/O, người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK và con dấu của thương nhân (Phụ lục VIII);

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

d) Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục IX).

2. Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O Mẫu AK. Trong trường hợp không có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhập 2 năm một lần.

3. Người đề nghị cấp C/O chỉ được cấp C/O Mẫu AK tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Điều 6. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK

1. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục VI);

b) Bộ C/O Mẫu AK đã được khai hoàn chỉnh gồm 1 bản chính và 2 bản sao;

c) Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;

2. Nếu xét thấy cần thiết, tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

3. Trường hợp đề nghị cấp C/O Mẫu AK giáp lưng, bộ hộ sơ sẽ  gồm:

b) C/O Mẫu AK bản gốc hoặc bản sao có công chứng của người đề nghị cấp C/O Mẫu AK giáp lưng (Back – to – Back C/O);

c) Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;

d) Tờ khai hải quan chuyển tiếp đã làm thủ tục hải quan;

4. Các loại giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ của Khoản 1, Khoản 2 và các Điểm c, d, đ và e của Khoản 3 của Điều này là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.

Trong 8 tháng đầu năm 2019 Mỹ tiếp tục khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam đạt 3,18 tỷ USD, tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 8/2019 đạt 935,17 triệu USD, tăng 8,2% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 671,13 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Đài Loan tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng chậm và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Úc giảm mạnh.

Với tốc độ tăng 33,0% so với cùng kỳ năm 2018, 8 tháng đầu năm 2019 Mỹ tiếp tục khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, đạt 3,18 tỷ USD; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cũng tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 872,88 triệu USD.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan. Điều này cho thấy, việc tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đã mang lại kết quả tích cực cho ngành gỗ trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc cũng mang lại thuận lợi cho ngành gỗ. Nội lực của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã và đang được cải thiện rất lớn. Doanh nghiệp đang thay đổi tư duy quản lý sản xuất lớn theo mô hình chuyên nghiệp dây chuyền. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ khá nhanh theo hướng nâng cao năng suất, giảm bớt thâm dụng lao động. Với những thuận lợi có được dự báo ngành gỗ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong những tháng cuối năm 2019.

Nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Canada, Đức và Đài Loan vẫn tiếp tục tăng. Trong đó, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, mức thuế nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng khiến giá bán lẻ đồ gỗ nội thất Trung Quốc tại Mỹ tăng. Chính vì thế, các hãng bán lẻ Mỹ phải tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia không bị áp mức tăng thuế nhập khẩu như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ… Thị trường bán lẻ đồ gỗ nội thất Mỹ có qui mô lên đến 114 tỷ USD, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam.

http://cafef.vn/xuat-khau-go-va-san-pham-go-sang-my-tang-manh-201909221922153.chn