Đường Âu Cơ Hà Nội
Đường Âu Cơ dài 3.000m, rộng 6-8m. Đường đi từ ngã ba Nhật Tân đến đường Nghi Tàm (khu vực khách sạn Thắng Lợi).
Xin lỗi bạn về sự bất tiện này!
Dự án xây dựng đường An Dương-Âu Cơ nằm trong giai đoạn 2 của Dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông.
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Vân chia sẻ: “Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố, sự phối hợp giúp đỡ của các bộ, sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, sự nỗ lực quyết tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trong Ban, hàng loạt khó khăn đã được tháo gỡ. Đến nay toàn bộ dự án với hai giai đoạn đã cơ bản hoàn thành bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả”.
Đối với dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, sau rất nhiều khó khăn cũng đã thông xe cùng thời điểm, đồng bộ năng lực lưu thông và hỗ trợ tích cực cho tuyến đường An Dương-Âu Cơ.
Lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, dự án là công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối từ trung tâm thành phố đến sân bay Nội Bài. Điều này vô cùng quan trọng đối với các hoạt động chính trị, ngoại giao.
Dự án được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) vừa có ý nghĩa rất lớn với Hà Nội, vừa góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng, cả hai tuyến đường nói trên đều là tuyến chính, huyết mạch kết nối trung tâm thành phố với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phục vụ các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng.
Hai dự án được đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông của thành phố, tăng cường khả năng kết nối giao thông đồng thời nâng cao năng lực phòng chống lũ của tuyến đê hữu Hồng, bảo vệ Thủ đô.
Sáng 4/10, hai tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) chính thức được thông xe sau khi cải tạo, mở rộng. Hai công trình cũng được gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dự án xây dựng đường An Dương - Âu Cơ nằm trong giai đoạn 2 của Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông, quận Ba Đình và quận Tây Hồ.
Tháng 1/2023, giai đoạn 2 của dự án với các hạng mục đường bộ và tường chắn bê tông cốt thép thay thế đê đất cũ được khởi công. Đến nay, sau gần 2 năm xây dựng, dự án đã chính thức hoàn thành.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, cả hai tuyến đường nói trên đều là tuyến chính, huyết mạch kết nối trung tâm thành phố với khu vực Tây Bắc thành phố, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phục vụ các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng.
"Hai dự án được đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông của TP, tăng cường khả năng kết nối giao thông đồng thời nâng cao năng lực phòng chống lũ của tuyến đê hữu Hồng, bảo vệ Thủ đô," ông Dương Đức Tuấn nói.
Ông Nguyễn Ngọc Vân, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, xây dựng cầu vượt theo hướng Yên Phụ - Nghi Tàm bằng kết cấu thép lắp ghép, đồng thời điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ cửa khẩu An Dương đến khách sạn Thắng Lợi, dài 1,1km bằng bê tông cốt thép. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 271 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã thông xe và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2018.
Giai đoạn 2, đầu tư xây dựng đồng bộ tuyến đường Âu Cơ đoạn từ lối vào khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, với chiều dài tuyến bổ sung khoảng 3,7km, gồm xây dựng tường chắn bê tông cốt thép bên phải (phía ngoài đê) để thay thế một phần đê đất kết hợp với mở rộng mặt đường đê; cải tạo và chỉnh trang hệ thống đường gom dân sinh hai bên, với quy mô mặt cắt ngang từ 26,5m đến 31m (trong đó mặt đường chính rộng từ 16,5m đến 21m). Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 là 544 tỷ đồng.
Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển công trình kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Nguồn: Cổng TTĐT TP Hà Nội.
Về dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, theo UBND quận Tây Hồ, dự án có tổng mức đầu tư hơn 388,4 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 291,5 tỷ đồng), với quy mô xây dựng và cải tạo đường theo hiện trạng tuyến nằm trên địa bàn phường Quảng An và phường Tứ Liên, chiều dài khoảng 1,1km (bắt đầu từ phố Tô Ngọc Vân đến ngã ba giao với đường Âu Cơ).
Dự án được triển khai từ tháng 11/2021. Đến nay, toàn bộ dự án với hai giai đoạn đã cơ bản hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả.
"Dự án là công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối từ trung tâm TP đến sân bay Nội Bài. Điều này vô cùng quan trọng đối với các hoạt động chính trị, ngoại giao.
Bên cạnh đó, dự án được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) vừa có ý nghĩa rất lớn với Hà Nội, vừa góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại cho nhân dân," lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho hay.
Nói đến tên nhân vật lịch sử, cũng đồng thời là nhân vật huyền thoại Âu Cơ thì mọi người đều thống nhất rằng đây là vị tổ mẫu của dân tộc chúng ta. Chữ “Âu” ở đây bắt nguồn từ một huyền tích của người Mường vốn là anh em gắn bó ruột thịt với người Việt từ thời xa xưa, có tên là đẻ đất đẻ nước thì ở đó có chuyện “Chim Âng, cái Ứa”, thì rất gần với chữ Âu trong “Âu Cơ”. Huyền tích nói rằng Âu Cơ với chữ Cơ là người phụ nữ đẹp theo nghĩa chữ Hán thì là người phụ nữ đẹp, mang hình tượng của loài chim, tượng trưng cho phần núi cao, trời cao thì là một nửa của non sông, đất nước, mà nửa kia chính là biển, là phần ở phía dưới, mà khi sự hợp nguồn của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành cặp vợ chồng tiên tổ của dòng giống. Đường Âu Cơ chính là đoạn đê sông Hồng nằm giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương (quận Tây Hồ), là một trong những đoạn chung chuyển nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài. Hai bên đường là chân đê với bãi cỏ xanh mướt. Đường nguyên là đường đê sông Hồng, chạy trên đất của các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm trước, nay thuộc phường Nhật Tân, Quảng An và Tứ Liên quận Tây Hồ. Đối diện bên kia đường là chợ hoa Quảng An khá nổi tiếng chuyên bán hoa tươi, nhộn nhịp từ 11h đêm đến 3 - 4h sáng cũng là một trong những nét rất đặc trưng của đời sống người dân vùng ven Hồ Tây vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.