Đề Xuất Tăng Lương Hưu Năm 2025 Mới Nhất Không Có Lương Hưu
Không tăng lương hưu niềm vui sẽ giảm
Đề xuất tăng lương hưu vào đầu năm 2026
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Minh Huân - nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - bày tỏ ủng hộ điều chỉnh tăng lương hưu cho người về hưu, đảm bảo lương hưu không bị trượt giá so với giá cả tiêu dùng, hấp dẫn người lao động tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.
Song ông cho biết việc chi trả lương hưu vẫn cần một phần từ ngân sách cho nhóm người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995. Sau thời điểm này, lương hưu mới được lấy từ quỹ hưu trí và tử tuất.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã tính toán kỹ các yếu tố liên quan để báo cáo Quốc hội ra nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và chủ trương chưa tăng lương hưu, trợ cấp năm 2025.
Tuy vậy theo ông Huân, Chính phủ vẫn có thể cân đối nguồn lực, khả năng của quỹ hưu trí và tử tuất cũng như xem xét tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hay không để báo cáo Quốc hội điều chỉnh tăng lương hưu.
Thời điểm tăng lương hưu có thể vào quý 4-2025 hoặc đầu năm 2026.
"Những năm qua, chúng ta điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp, qua đó mặt bằng lương đã cao hơn. Nhưng rõ ràng là nhu cầu đời sống nhiều người vẫn gặp khó khăn.
Do vậy nhiều người mong điều chỉnh tăng lên. Đây là mong muốn rất chính đáng", ông Huân cho hay.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, trong đó nêu rõ công tác an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả; việc làm, sinh kế cho người dân tiếp tục được quan tâm, thúc đẩy.
Chính phủ cũng nêu rõ việc đã tiết kiệm được 680.000 tỷ đồng để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài chính, LĐTB&XH khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng và trợ cấp xã hội.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH đề xuất thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữ các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.
Liên quan đến lương hưu và các loại trợ cấp, trước đó, Bộ LĐTB&XH đã có đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 15%; tăng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng); tăng trợ cấp xã hội 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng).
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), khi giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: mức lương hưu thấp nhất thời gian qua chỉ đúng trong một giai đoạn nhất định. Mức lương hưu thấp nhất hiện nay đang lấy mức lương cơ sở 1.800.000 đồng. Nhưng nếu cứ bắt buộc mức lương cơ sở này thì nhiều người có nhu cầu không thể tham gia bảo hiểm xã hội, vì không đủ điều kiện đóng bằng mức lương tối thiểu.
“Tôi đóng bảo hiểm xã hội mức tiền thấp thì hưởng thấp, còn hơn không có lương hưu. Và điều quan trọng là được bảo hiểm y tế, đối với người già như thế là rất quý. Chúng ta mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội thì nên chọn phương án có lợi, phù hợp với thực tiễn. Vì thế, Ban soạn thảo thống nhất không chọn mức đóng bảo hiểm xã hội cố định 1.800.000 đồng” – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, nội dung khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền thì lần này đã có 680.000 tỷ đồng.
Về việc nhiều đại biểu băn khoăn khi cải cách tiền lương có thể dẫn đến chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu trước và sau 1/7/2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, về bản chất không khó khăn, đây là vấn đề chuyên môn xử lý được. Nguyên tắc là: những người nghỉ hưu sau ngày 1/7/2024 có chế độ cao thì sau này chỉ tính thêm phần chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Những người nghỉ hưu trước 1/7/2024, mức hưởng lương hưu được tính toán bao gồm cả tăng trưởng kinh tế, CPI và tăng trưởng của Quỹ bảo hiểm xã hội...
“Bộ LĐTB&XH - cơ quan tham mưu đã đề xuất Chính phủ là người hưởng lương hưu từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ được áp dụng lương hưu mức cao nhất có thể. 6 tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, chúng ta chấp nhận cân bằng quỹ, không có kết dư để đảm bảo quyền lợi cho người hưu trí.
Đối với người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội, dự kiến mức trợ cấp sẽ tăng cao hơn một bậc so với mức lương của cán bộ, công chức, viên chức” – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho hay.