Chế Biến Gỗ Thông Ở Việt Nam Hiện Nay
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Khu công nghiệp công nghệ cao – chế xuất Long Thành (Đồng Nai)
Dự án khu công nghiệp công nghệ cao – khu chế xuất Long Thành cũng là một trong những top 5 khu chế xuất tại Việt Nam với tổng đầu tư hơn 282 triệu USD. Diện tích đất công nghiệp sử dụng là 400ha, xây dựng tại xã Tam An, An Phước, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tại đây có những công trình cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho các doanh nghiệp đầu tư cho thuê, kinh doanh dịch vụ kho bãi, logistic, dịch vụ vận chuyển hàng,…đã thu hút được gần 1,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Các Doanh nghiệp hoạt động tại các khu chế xuất này đều được hưởng các chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn về thuế, giá thuê mặt bằng và các quyền lợi xuất nhập khẩu nguyên liệu. Các Doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu hoặc sử dụng Dịch vụ khai thuê hải quan, Đại lý KBHQ tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái,…liên hệ ngay với PROSHIP Logistics để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Khu chế xuất Linh Trung II (TP.HCM)
Tiếp nối KCX Linh Trung I, Công ty liên doanh khu chế xuất Linh Trung đã mở khai thác và tiến hành xây dựng khu chế xuất Linh trung II vào năm 1997 với tổng diện tích đất công nghiệp là 61,7 ha. Khu II cũng thuộc địa phận quận Thủ Đức, cách khu Linh Trung I khoảng 7km. Đến nay, khu chế xuất Linh Trung II đã cung cấp rất nhiều nhà xưởng so với khu I, với tổng vốn đầu tư hơn 209 triệu USD đến từ hơn 37 Nhà đầu tư thuê đất và xưởng đến SX, tạo cơ hội việc làm lớn cho hàng ngàn lao động.
Một số Doanh nghiệp tiêu biểu có thể kể đến như:
Khu chế xuất là gì? Sự khác nhau giữa KCN với Khu chế xuất?
Khu chế xuất là một trong những mô hình công nghiệp được Chính Phủ chú trọng phát triển nhiều năm qua nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và thương mại Quốc tế trở thành xu thế tất yếu. Nhờ đó thu hút được nhiều DN chế xuất lớn, sản xuất và kinh doanh hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Cụ thể:
Khu chế xuất (Export Processing zone) là Khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập và là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bởi lẽ, Việt Nam là nước đang phát triển, và khu chế xuất chính là cơ sở góp phần cải thiện kim ngạch sản xuất. Sự ra đời và phát triển của khu chế xuất nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, từ đó từng bước giải quyết các vấn đề liên quan đến nhu cầu lao động.
Hiện nay, các khu chế xuất được hưởng nhiều chế độ ưu đãi như vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị, hay nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thu về được lợi nhuận cao nhất. Các ưu đãi về thuế như: Ưu đãi về thuế thu nhập Doanh nghiệp, Ưu đãi tiền sử dụng đất, Ưu đãi thuế xuất – nhập khẩu, Ưu đãi thuế GTGT 0%,…
Phân biệt Khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam
Khu công nghiệp và khu chế xuất đều là những khu vực có sự phân biệt nhất định với các vùng lãnh thổ khác. Cả 2 khu vực đều không xuất hiện dân cư sinh sống và có những quy chế hoạt động riêng khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa Khu công nghiệp và Khu chế xuất đó là gì?
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Khu công nghiệp là khu vực có diện tích lớn, được coi là hình thức tổng hợp của khu chế xuất. Khu công nghiệp đóng vai trò khá quan trọng khi vừa thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vừa tích cực hoạt động sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu. Khu công nghiệp có hoạt động chính là mở rộng và phổ biến các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.
Khu chế xuất là loại hình đặc khu kinh tế có diện tích nhỏ hơn khá nhiều so với khu công nghiệp. Hoạt động của khu chế xuất nhằm thu hút chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cũng như các dịch vụ liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến các đặc điểm của một Khu chế xuất như:
Việc xây dựng các mô hình khu chế xuất hiện đại là một trong những bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
NÊN ĐỌC: Dịch vụ vận chuyển Container Lạnh nội địa giá rẻ
Tiềm năng phát triển các KCN, Khu chế xuất tại Việt Nam hiện nay
Với việc hình thành các Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT), Khu chế xuất (KCX), Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển các Ngành công nghiệp chủ lực mũi nhọn như sản xuất điện thoại di động thông minh, dầu khí, thép, đóng tàu, với tiền đề là các dự án quy mô lớn đang được đầu tư tại các KCN, KKT. Sau 30 năm phát triển, các KCN, KCX TPHCM đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong định hướng phát triển các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2025 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, chủ trương của TP.HCM là giữ nguyên các Khu công nghiệp – Khu chế xuất như hiện nay…Kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các Khu chế xuất ở Việt Nam – Khu công nghiệp khoảng 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của Thành phố (trừ dầu thô). Thu ngân sách các Doanh nghiệp trong các Khu chế xuất – Khu công nghiệp gần 50.000 tỷ đồng/năm.
Thống kê gần đây nhất cho thấy, kim ngạch XK của các DN trong KCN, KCX, KKT ven biển đạt gần 96 tỷ USD, đóng góp gần 53% tổng kim ngạch XK của cả nước. Tại một số địa phương, các KCN, KCX, KKT đang từng bước trở thành các động lực tăng trưởng quan trọng. Song các Khu chế xuất – Khu công nghiệp còn bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là những ngành công nghiệp già cỗi, thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu với mức phát thải cao. Ngoài ra, hạ tầng và dịch vụ của khu chưa theo kịp xu hướng chuyển dịch kinh tế, ứng phó với thách thức từ biến đổi khí hậu và khống chế dịch bệnh,…
Thế nhưng, bất chấp ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, ngày càng có nhiều DN nước ngoài tìm kiếm các Khu công nghiệp Việt Nam. Kinh tế chính trị ổn định, thời tiết ổn định, nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, vị trí địa lý giáp biển, cộng đồng DN FDI phát triển, được các Hiệp hội JCCH, KORCHAM,…khuyến khích lựa chọn, thị trường Việt Nam nói chung và các Khu công nghiệp Việt Nam nói riêng là điểm sáng trong mắt các chủ Doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Để tăng cường vai trò của các mô hình KCN, KCX, KKT trong phát triển Kinh tế – xã hội và đảm bảo các KCN, KKT hoạt động hiệu quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các Nhà đầu tư. Theo đó, về tổ chức bộ máy, cần giảm bớt đầu mối quản lý Nhà nước về KKT. Tại các địa phương, thống nhất một đầu mối theo dõi, quản lý Nhà nước về hoạt động của KKT và cơ quan này phải được tăng cường chức năng, nhiệm vụ toàn diện, ổn định để đảm bảo thực hiện Dịch vụ hành chính “Một cửa tại chỗ”. Đồng thời, đơn giản, rút gọn và minh bạch hóa thủ tục hành chính áp dụng trong KKT. Đây là vấn đề quan trọng và là điều kiện cần để đảm bảo mô hình KKT mới có tính khác biệt, tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư.
Ms Tiên: 0909 986 247Ms Dung: 0939 999 247Ms Duy: 0902 581 247