Chạy Ads là gì? Có những loại hình chạy Ads nào? Để hiểu thêm về chạy Ads và các loại hình quảng cáo phổ biến hiện này và cách chạy Ads trên một số nền tảng mạng xã hội, TOS mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Hình thức quảng cáo trên Facebook

Quảng cáo Facebook (Facebook Ads) là hình thức quảng cáo trả phí, được hiển thị trên cả hai phiên bản Facebook dành cho điện thoại và máy tính. Với hình thức quảng cáo này bạn có thể dễ dàng nhắm được mục tiêu quảng cáo thông qua các yếu tố như: Vị trí địa lý, trình độ học vấn, sở thích hoặc thói quen người dùng. Bất kỳ đơn vị nào (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) muốn quảng bá hình ảnh hoặc sản phẩm của mình đều có thể sử dụng dịch vụ này, miễn đảm bảo các chính sách quảng cáo của Facebook.

Dưới đây là 6 hình thức Facebook ads phổ biến thường được các doanh nghiệp hướng đến:

Tại mức độ nhận biết, việc quảng cáo sẽ hướng tới mục đích tăng khả năng ghi nhớ của khách khách đến quảng cáo của doanh nghiệp. Hiệu suất thường được đánh giá qua chi phí mỗi lần cải thiện khả năng nhớ, từ đó xác định được đâu mới là quảng cáo thu hút, có hiệu quả lớn nhất.

Một số cách thực hiện cho quảng cáo mức độ nhận biết thu về hiệu quả tích cực:

Thông thường, quảng cáo mức độ nhận biết thích hợp với những doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hoặc mới ra mắt sản phẩm bởi họ muốn xác định được đâu mới là đối tượng phù hợp và đâu mới là quảng cáo hiệu quả nhất.

Mục tiêu của quảng cáo tăng lưu lượng truy cập là tăng số lượng người dùng truy cập vào các nền tảng của doanh nghiệp như website, cửa hàng trực tuyến hoặc ứng dụng. Thay vì thúc đẩy mua hàng và chuyển đổi, hình thức này hướng đến việc giúp khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm và dịch vụ, từ đó xây dựng sự quan tâm và hiểu biết về thương hiệu. Đây là cách tiếp cận hiệu quả nhằm xây dựng lòng tin với khách hàng, đồng thời mở rộng cơ hội bán hàng trong tương lai.

Quảng cáo lưu lượng truy cập phù hợp cho những doanh nghiệp có cửa hàng trực tuyến hoặc website riêng, đặc biệt là các công ty bán lẻ online và các cửa hàng muốn tăng lượng khách hàng ghé thăm để tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi mua hàng.

Quảng cáo theo chiến dịch lượt tương tác hướng đến những người dùng có khả năng phản hồi cao thông qua các hành động như nhấn “thích,” bình luận, chia sẻ nội dung, xem video hoặc gửi tin nhắn trực tiếp.

Đây là cách hiệu quả để quảng bá trang Facebook, các bài viết, video, sự kiện hoặc nhận phản hồi từ khách hàng. Loại quảng cáo này thường bao gồm nội dung thu hút và dễ gây chú ý, nhằm khuyến khích người dùng tham gia tương tác nhiều hơn. Thông qua việc gia tăng tương tác, doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng trung thành, gia tăng nhận thức thương hiệu và tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động marketing tiếp theo.

Lượt tương tác là quảng cáo phù hợp dành cho những doanh nghiệp muốn xây dựng cộng đồng trên Facebook hoặc tạo sự gắn kết chặt chẽ với người dùng, giúp thương hiệu trở nên thân thiện và dễ tiếp cận hơn.

Quảng cáo hướng đến khách hàng tiềm năng là hình thức quảng cáo giúp thu thập thông tin từ những người quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nút gọi điện, biểu mẫu hoặc tin nhắn trực tiếp với doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và tiếp cận nhóm khách hàng này qua các kênh marketing khác như tin nhắn trực tiếp hoặc điện thoại, tăng khả năng chuyển đổi từ người quan tâm thành khách hàng thực sự.

Quảng cáo khách hàng tiềm năng phù hợp với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cần thu hút khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, sản phẩm cần tư vấn kỹ càng hoặc các tổ chức tổ chức sự kiện muốn tăng lượng người tham gia.

Quảng cáo ứng dụng là một loại hình quảng cáo đặc biệt nhắm đến việc tăng lượng người tải ứng dụng và thu hút người dùng mới cho các ứng dụng di động, thường xuất hiện trên các nền tảng như Facebook, Messenger. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng quảng cáo dưới dạng dùng thử để khách hàng trải nghiệm ứng dụng trước khi quyết định tải về.

Quảng cáo ứng dụng phù hợp với các doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động hoặc các công ty muốn mở rộng và tăng trưởng số lượng người dùng cho sản phẩm di động của mình.

Quảng cáo nhắm vào doanh số hướng đến đối tượng khách hàng có tiềm năng thực hiện hành vi mua hàng, với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp. Thông qua các nền tảng như trang web, ứng dụng hoặc các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, WhatsApp, quảng cáo loại này thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm và hoàn thiện giao dịch.

Hình thức quảng cáo doanh số thường phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, cửa hàng bán lẻ trên mạng hoặc các nền tảng thương mại điện tử muốn gia tăng lượng đơn hàng và doanh thu nhanh chóng.

Để tìm hiểu chi tiết về từng bước lập kế hoạch chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook hiệu quả, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại 6 Bước lập kế hoạch chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả.

Tương lai nghề nghiệp của nhân viên chạy quảng cáo ra sao?

Với xuất phát điểm là một nhân viên chạy quảng cáo, sau vài năm, bạn có thể trở thành trưởng nhóm, thậm chí trưởng phòng Marketing. Tuy nhiên, để thăng tiến, bạn cần không ngừng nỗ lực, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức (không chỉ về ads mà còn về marketing nói chung).

Ngoài ra, bạn có thể làm việc như một Freelancer – cung cấp dịch vụ chạy ads cho các đơn vị có nhu cầu. Nếu bạn có kiến thức và kỹ năng cần thiết, bạn cũng có thể nhắm đến market nicher để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Bạn cũng có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm từ những năm tháng làm nhân viên chạy ads để tự kinh doanh.

Bạn đã thực sự hiểu nhân viên chạy quảng cáo là gì chưa? Đây có phải công việc mà bạn mong muốn?

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Quảng cáo theo hình thức tự nhiên

Đây là loại quảng cáo có trả phí và mang hiệu quả khá cao. Đây được coi là phương thức quảng cáo tự nhiên tiếp cận khách hàng thông qua các tạp chí điện tử, không gói gọn trên Facebook hay Google.

Xem thêm: Organic traffic là gì? Vai trò của organic traffic trong SEO & Marketing

Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ SEO vượt trội với giải pháp chiến lược toàn diện được thiết kế riêng cho nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Chạy Ads đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích vượt trội giúp thúc đẩy thương hiệu, thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu.

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược định vị thương hiệu

Sự khác biệt giữa Ads và Marketing là gì?

Về cơ bản, marketing là quá trình xác định nhu cầu của khách hàng và đưa ra cách tốt nhất để đáp ứng những nhu cầu đó. Ngược lại, quảng cáo là hoạt động quảng cáo một công ty và các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó thông qua các kênh trả phí. Nói cách khác, Ads chỉ là một phần của Marketing.

Ngoài ra, mục tiêu cốt lõi của marketing là thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh, trong khi mục tiêu của Ads là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả

Quảng cáo trên nền tảng nào là hiệu quả nhất?

Hiệu quả của một nền tảng chạy Ads phụ thuộc vào các yếu tố như mục tiêu chiến dịch, loại sản phẩm được quảng bá, và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến. Một số nền tảng quảng cáo phổ biến như Google Ads, Facebook Ads, và Instagram Ads đều có ưu điểm riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ các nhóm đối tượng và mục tiêu tiếp thị khác nhau của doanh nghiệp.