Lương hưu là khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu quan tâm. Vậy cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ như thế nào?

Cách tính lương làm thêm giờ phụ thuộc vào mức lương, thời gian và loại hình làm thêm giờ của người lao động.

Theo quy định của pháp luật, lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Mức lương làm thêm giờ có thể bằng 150%, 200% hoặc 300% so với mức lương bình thường, tùy vào ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần hay ngày nghỉ lễ, tết.

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Bạn có thể xem thêm chi tiết cách tính lương làm thêm giờ tại bài viết sau: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ theo quy định.

Lương làm thêm giờ không nằm trong các khoản phải đóng BHXH bắt buộc

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội

Để tính lương hưu bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ hưu (người lao động) cần biết các điều kiện và công thức áp dụng như sau:

(1) Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:

(1.1) Thời gian tham gia bảo hiểm: Hầu hết người lao động cần đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.

Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc chỉ cần đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.

(1.2) Tuổi nghỉ hưu: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường là đủ 61 tuổi (nam) và đủ 56 tuổi 4 tháng (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.

(2) Cách tính lương hưu hằng tháng: Lương hưu được tính theo công thức:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó: Tỉ lệ hưởng lương hưu tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và giới tính. Ví dụ:

- Lao động nam: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

- Lao động nữ: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Mức lương tối thiểu vùng tăng có ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu?

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chính thức chốt phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024 thêm 6% từ ngày 01/7/2024.

Căn cứ theo công thức tính lương hưu ở trên thì mức hưởng lương hưu sẽ tỷ lệ thuận với số năm đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH hàng tháng.

Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương của người lao động theo vùng có thể được điều chỉnh tăng tương ứng, từ đó làm cho mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng của người lao động tăng theo.

Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 thêm 6%, mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia BHXH cũng sẽ tăng thêm khi nghỉ hưu sau thời điểm này.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. Người lao động nghỉ hưu cần kiểm tra các thông tin cụ thể về lương hưu và điều kiện hưởng để tính toán chính xác. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Theo hướng dẫn tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu cụ thể như sau: Lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ % hưởng lương hưu) x (Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội).

Trong đó, tỷ lệ % hưởng lương hưu đối với nam đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%. Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%. Đối với nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được tính theo công thức sau: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = [(Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) x (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)] + [(Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện) / (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện)].

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các quy định, hướng dẫn liên quan, cụ thể như sau:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên.

Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện liên thông với chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, thông qua việc quy định điều kiện hưởng lương hưu giống nhau; cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội giống nhau; thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng dồn.

Vui lòng kiểm tra email để xác minh tài khoản. Nếu bạn không thấy email, vui lòng kiểm tra trong thư mục spam.

Làm thêm giờ là khoảng thời gian người lao động làm việc bên ngoài giờ làm việc bình thường theo quy định và họ được trả lương làm thêm giờ theo mức lương, thời gian và loại hình làm thêm giờ. Vậy lương làm thêm giờ là gì? Có tính đóng bảo hiểm xã hội không? Hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lương làm thêm giờ được trả theo mức lương, thời gian và loại hình làm thêm

Lương làm thêm giờ là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi người lao động làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn, theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả cho công việc đang làm.

Mức lương làm thêm giờ phụ thuộc vào thời điểm làm thêm, có thể bằng 150%, 200% hoặc 300% so với mức lương bình thường. Nếu làm thêm vào ban đêm, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.